Cần tiếp tục đầu tư, tổ chức thêm hoạt động

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên địa bàn tỉnh hiện có 8 cụm tháp Chăm, trong số này có 4 cụm tháp, gồm: Bánh Ít, Cánh Tiên, Dương Long và Tháp Ðôi có bán vé tham quan, nhưng lượng khách đến chưa tương xứng với tiềm năng có thể khai thác từ các di tích tuyệt đẹp này.
Cần tiếp tục đầu tư, tổ chức thêm hoạt động
Ảnh minh họa

                        Xem Video: Du Lịch Ninh Thuận Đẹp Mê Hồn Tháp Chăm Cổ
                       

Theo Bảo tàng tỉnh, trong năm 2020, có hơn 133,3 nghìn lượt khách, trong đó có  1.896 lượt khách quốc tế đến tham quan 4 cụm tháp vừa kể trên. Đó là con số khá lớn so với cách đây vài năm nhưng nếu nhìn vào con số khoảng 2,22 triệu lượt khách (144 nghìn lượt khách quốc tế) đến Bình Định trong năm 2020 theo báo cáo của Sở Du lịch, sẽ thấy lượng du khách tham quan tháp Chăm chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này có phần nguyên nhân không nhỏ từ việc tôn tạo và tổ chức khai thác chưa đúng mức. 

Tháp Dương Long (ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015, hiện đường vào di tích chưa được tốt, khu vực di tích chỉ có một vài hạng mục công trình xây dựng từ cách đây khoảng 13 năm nên không còn phù hợp nữa… Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn từ năm 2007 - 2015 đã đầu tư tổng cộng hơn 6,8 tỷ đồng để tu bổ tháp, nhưng từng đó kinh phí cũng chỉ đủ trùng tu được phần đỉnh, mái của tháp, hiện còn một số phần khác của tháp bị xuống cấp vẫn chưa trùng tu được… Tại Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh vào đầu tháng 1.2021, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Bùi Văn Mỹ nêu: Tháp Dương Long là tuyệt tác, nhưng điều đáng tiếc là thời gian qua khách tham quan chỉ đứng ngắm tháp từ xa, bởi do những hư hỏng trên thân tháp cổ, chính quyền và cơ quan chức năng không đảm bảo điều kiện an toàn cho du khách, buộc phải cảnh báo không nên đến quá gần…

Tháp Cánh Tiên (ở xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn), tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) là di tích đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo quy mô, bài bản. Nhưng một số công trình phụ trợ đã xuống cấp, đồng thời chưa đủ để góp phần hiệu quả thu hút khách. Điều này cho thấy chỉ riêng bản thân vẻ đẹp của công trình không thôi thì chưa đủ để tạo sức thu hút khách tham quan.Với ưu thế nằm ở vị trí thuận lợi trong TP Quy Nhơn, Tháp Đôi (ở phường Đống Đa) thu hút được nhiều khách tham quan nhất trong số các cụm tháp Chăm ở tỉnh Bình Định. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng, tỉnh vẫn chưa khai thác được bao nhiêu tiềm năng phục vụ du lịch của di tích.

Di tích Tháp Đôi.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, vào tháng 1.2021, UBND tỉnh đã cho chủ trương sửa chữa, tu bổ, khắc phục hạ tầng tại tháp Dương Long và tháp Cánh Tiên, Sở VH&TT đang phối hợp cùng các đơn vị, địa phương liên quan triển khai các bước thủ tục. Giám đốc Sở VH&TT Tạ Xuân Chánh cho biết: “Chúng tôi sẽ đề xuất UBND tỉnh xem xét việc mở rộng đường vào và nâng cấp, xây dựng một số hạng mục công trình hạ tầng tại mặt bằng tháp Dương Long. Còn việc tiếp tục chống xuống cấp tháp thì càng phải cẩn trọng hơn, tính toán kỹ lưỡng để đề xuất phương án, bởi đây là di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với sự quan tâm của tỉnh, Sở VH&TT sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ VH -TT&DL xem xét hỗ trợ…”.

Theo ông Tạ Xuân Chánh, được HĐND tỉnh thông qua trong dự án đầu tư công của tỉnh, tháp Bánh Ít sẽ được đầu tư thêm về hệ thống điện, nhà trưng bày hiện vật văn hóa Chăm, trồng nhiều hoa giấy tạo cảnh quan đẹp… Bên cạnh đó, Sở VH&TT đã chỉ đạo các đơn vị, phòng chuyên môn trực thuộc tìm các hình thức biểu diễn nghệ thuật, hoặc tổ chức hoạt động phù hợp, hấp dẫn khác nhằm thu hút khách đến tham quan, vui chơi tại tháp Bánh Ít, Tháp Đôi. Ở đây cũng cần nói thêm, chỉ riêng việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm, tháp Bánh Ít đã hiện lên với vẻ đẹp lung linh trước đó chưa từng có, điều đáng tiếc là cả 2 ngành Văn hóa và Du lịch đều chưa có động thái quảng bá nào đủ mạnh cho vẻ đẹp này.

Ngoài 4 cụm tháp Chăm trên, di tích tháp Thủ Thiện (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) sau khi triển khai chống xuống cấp giai đoạn 1 (kinh phí 1,8 tỷ đồng) năm 2019 thì tạm ngưng một thời gian, tạo nên cảnh tu bổ dang dở “không đẹp” cho di tích này. Theo Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bùi Tĩnh, đơn vị đã mời một đơn vị tư vấn thiết kế có uy tín đến khảo sát, thời gian tới tham mưu đề xuất các cấp lãnh đạo xem xét cho chủ trương tiếp tục đầu tư tu bổ giai đoạn 2 trong năm 2021, nhằm tiếp tục chống xuống cấp và hướng đến xây dựng cơ sở hạ tầng, tường rào cổng ngõ...

“Trong kế hoạch năm 2021, Bảo tàng tỉnh đã đề nghị Sở VH&TT tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức đi học tập kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích, đặc biệt là các di tích Chăm ở tỉnh bạn. Qua đó, tìm hình thức phù hợp nhằm phát huy tốt hơn giá trị di tích tháp Chăm ở Bình Định…”, ông Bùi Tĩnh cho biết thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật