“Cuộc khủng hoảng đang lan rộng” đe dọa kinh tế Nga

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo dự đoán của một nhóm nghiên cứu quan trọng tại Moscow (Nga), nền kinh tế thời chiến của Nga vẫn có thể tăng trưởng nhưng có thể gặp vấn đề trong nửa cuối năm nay.
“Cuộc khủng hoảng đang lan rộng” đe dọa kinh tế Nga
Một người đàn ông đi ngang qua một văn phòng đổi tiền ở Moscow vào ngày 13/6/2024. Một nhóm nghiên cứu của Nga đã cảnh báo về tình trạng hỗn loạn trong nửa cuối năm 2024 do lãi suất tăng cao nhằm

Việc Nga đưa quân tới Ukraine đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt gây ra tình trạng hỗn loạn nhưng không khiến nền kinh tế Nga sụp đổ vì Moscow đã tăng chi tiêu quân sự và chuyển sang các đối tác thương mại khác để bán hàng hóa của mình.

Nhưng mức chi cao cho quân đội, chiếm 29% tổng chi tiêu trong năm nay, lại đúng vào thời điểm nền kinh tế Nga đang quá nóng do lạm phát tăng cao và tình trạng thiếu hụt lao động đang ngày càng thêm trầm trọng.

Không phải các lệnh trừng phạt, tình trạng thiếu hụt lao động đang được xem là vấn đề chính làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Những tổn thất trong cuộc chiến với Ukraine có thể làm suy yếu khả năng của Moscow trong việc tiến hành và cung cấp đủ nguồn lực cho cuộc xung đột kéo dài.

Trung tâm Phân tích kinh tế vĩ mô và Dự báo ngắn hạn (CMASF) của Moscow, có mối liên hệ với chính quyền Nga, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những gì có thể xảy ra với nền kinh tế nước này từ nay đến năm 2025.

Theo nhóm nghiên cứu, tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư vốn thúc đẩy tăng trưởng, đạt 5,4% trong quý đầu tiên của năm 2024, có thể bị ảnh hưởng bởi một đợt tăng lãi suất quan trọng khác của Ngân hàng Trung ương Nga khi họ tìm cách hạ nhiệt nền kinh tế đang quá nóng.

Nhưng việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể khiến người đi vay không thể trả nợ, nhóm nghiên cứu cho biết. Điều này có thể dẫn đến nợ quá hạn đối với các khoản vay nhỏ và tái cấu trúc nợ đối với các khoản vay lớn, dẫn đến "khủng hoảng lan rộng" trong nền kinh tế.

Lãi suất chủ chốt của Nga là 16% nhưng lạm phát hiện đang ở mức 8,3%, cao hơn gấp đôi mục tiêu 4%. Vào tháng 7, giá tiêu dùng tại Nga đã tăng 4,51% so với cùng kỳ năm trước, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.

Phân tích của CMASF cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy "tương lai làm mát" của nền kinh tế. Vào ngày 4/7, Ngân hàng Trung ương Nga đã báo hiệu rằng họ có thể phải hành động thêm để giải quyết tình trạng lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Nga sẽ thảo luận về việc tăng lãi suất chủ chốt vào ngày 26/7 với các báo cáo cho thấy lãi suất có thể lên tới 18%, gần với mức 20% đã được áp dụng trong thời gian ngắn khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.

Tờ Moscow Times trích dẫn viện Dự báo Kinh tế thuộc viện Hàn lâm Khoa học Nga cho hay cùng với các lệnh trừng phạt, việc tăng gánh nặng thuế và giảm sản lượng dầu ở Nga cũng có thể thắt chặt các điều kiện tiền tệ, dẫn đến khả năng phải điều chỉnh giảm tăng trưởng GDP trong năm nay.

Hãng tin độc lập của Nga The Bell cho biết vào ngày 29/6 rằng "nền kinh tế Nga đang quá nóng hiện là một thực tế được chấp nhận bới các quan chức cấp cao bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina và ông Herman Gref, Giám đốc điều hành (CEO) của Sberbank".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật