Tái hiện sinh động vua, chúa, quan tứ trụ về bái yết trong lễ hội ở Hà Nội

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chúa mặt đỏ, vua hiền từ cùng bốn vị quan tứ trụ được kiệu đi từ đền đến đình làng trong tiếng bước chân rầm rập của trai làng tại hội đền Sái, Đông Anh.
Tái hiện sinh động vua, chúa, quan tứ trụ về bái yết trong lễ hội ở Hà Nội
Ảnh minh họa

Lễ hội đền Sái được tổ chức ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội), có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Trong quá trình xây dựng, tường thành cứ bị đổ về đêm nên thành xây mãi chưa xong.

Hình ảnh nhà vua được tái hiện trong đám rước do ông Nguyễn Quang Vinh, người làng Thụy Lôi, 73 tuổi nhập vai.

Chúa do ông Trần Văn Tích cũng 73 tuổi đóng. Lễ hội đền Sái được hình thành từ mong muốn tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên Trấn Vũ - người đã giúp vua hoàn thành việc xây thành Cổ Loa.

Đám rước lễ hội đền Sái tái hiện cảnh vua, chúa cùng các quan lại về đây bái yết sau khi xây thành và dẹp giặc. Trong ảnh là quan Thự vệ do ông Nguyễn Hữu Nguyên đóng, là một trong 4 vị quan triều đình. Ông Nguyên sẽ được đóng nhà vua sau khoảng thời gian từ 7-8 năm.

Quan Tán lí do ông Nguyễn Văn Dương đóng. Ông Dương sẽ được vào vai chúa sau  khoảng thời gian cũng từ 7-8 năm.

Quan Đề lĩnh do ông Ngô Xuân Tế đóng. Tiêu chuẩn để được đóng vai các quan là vợ chồng nguyên vẹn, hòa thuận hạnh phúc, trên 60 tuổi. Đi kế bên võng là cũng chính là phu nhân của các "quan".

Quan Trấn thủ do ông Nguyễn Hữu Niệm đóng. Người khiêng kiệu và võng là các thanh niên trai tráng khỏe mạnh, có nhóm thay đổi mỗi khi mỏi.

Trở lại việc xây thành của An Dương Vương, tinh gà trắng ban ngày trú ẩn nơi núi Thất Diệu (đền Sái ngày nay), chỉ xuất hiện phá hoại khi trời chập tối. Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách kế chém giết tinh gà trắng, để việc xây thành có thể hoàn thành. Trong ảnh là nghi lễ tượng trưng chém yêu ma bạch kê tinh.

Đi đầu đoàn rước là cờ, tiếp đến là kiệu chúa, sau đó là kiệu vua có che tàn lọng sặc sỡ, uy nghiêm; sau cùng là võng các quan: Thự vệ; Tán lí; Đề lĩnh; Trấn thủ. Vua, chúa đi kiệu, các quan đi bằng võng, ăn mặc theo đúng tích xưa.

Múa sanh tiền trong đoàn rước.

Buổi chiều ngày 11 tháng Giêng, đoàn rước sẽ bắt đầu từ đền Sái tiến về đình làng, đây cũng là lúc người dân từ nhiều nơi đổ về trẩy hội đông nhất.

Trái ngược với kiệu vua êm ái nhẹ nhàng, kiệu chúa được các trai tráng hò reo, tung hô, chạy rầm rập suốt cả chặng đường về đình. Chúa ngồi chặt trong kiệu múa kiếm cổ vũ.

Sau khoảng 2 giờ, đoàn rước về đến đình làng để chuẩn bị làm lễ.

Nhà vua và chúa (mặt đỏ). Người được đóng làm vua phải là người khỏe mạnh, không dị tật. Tự sắm lấy áo thụng, mũ cánh chuồn và một đôi hia.

Nhà vua, chúa, quan tứ trụ cùng làm lễ tại đình làng. Sau đó được rước trở về nhà bái kiến tổ tiên, gia tộc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật