B.L gia đình: Khó nhận diện, không dễ xử lý

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại biểu đặt vấn đề là hành vi vợ gây sức ép, bắt chồng kiếm nhiều tiền có bị xem là B.L gia đình?
B.L gia đình: Khó nhận diện, không dễ xử lý
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM, bên trái ) và đại biểu Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, nêu nhiều hành vi khó nhận diện về B.L gia đình. Ảnh: TN

Chiều 31-5, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống B.L gia đình (sửa đổi).

Vấn đề nhận diện thế nào là B.L gia đình được nhiều đại biểu bàn thảo sôi nổi, đưa ra “thiên hình vạn trạng” những hành vi B.L tinh thần chưa được xem là B.L gia đình.

B.L về tinh thần: “Không hề đơn giản”

Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Kon Tum) cho rằng B.L về thể xác, B.L về kinh tế có thể dễ dàng nhận diện được ngay nhưng B.L về tinh thần không hề đơn giản để nhận diện.

“Chúng ta nhắc nhiều về B.L tìn‌ּh dụ‌ּc nhưng đây là vấn đề tế nhị, ít được đề cập đến nên khó nói được hết những gì cần phải nói.

Khó như vậy thì dựa vào gì là chính?” - ông Hùng nêu vấn đề và cho hay cơ quan soạn thảo đã bắt đầu từ Hiến pháp 2013, với quy định về quyền con người. Từ đó, cơ quan soạn thảo lựa chọn 18 hành vi được “quy” vào B.L gia đình.

Ông mong các đại biểu (ĐB), từ góc độ thực tiễn, có thể đóng góp thêm, nhất là quy định về hành vi B.L tinh thần.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho hay khi ông báo cáo trước Ủy ban Xã hội của Quốc hội để thẩm tra sơ bộ và thẩm tra chính thức dự án luật, chính các thành viên, kể các ông chồng bây giờ chịu nhiều sức ép từ các bà vợ, đi làm phải có thật nhiều tiền, rồi phải lên chức nọ, chức kia. “Đấy có phải hình thức B.L không?” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói đây là câu chuyện rất thực.

ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cũng cho rằng có những hành vi chúng ta không nghĩ là “B.L” nhưng lại gây ra khủng hoảng về tâm lý, tinh thần.

“Khi về nhà, chồng im lặng suốt không nói gì, không chê vợ nhưng suốt ngày khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có hoặc giận cá chém thớt, không hành động gì với người bị B.H cả nhưng đánh chó, đánh mèo... Lâu dài, việc này cũng làm cho thành viên bị tác động sẽ khủng hoảng về tâm lý” - ĐB Dung nêu.

Luật Phòng, chống B.L gia đình hiện hành được Quốc hội thông qua từ năm 2007 được ĐB Long An nhận định là khó khả thi, khó hiệu quả bởi truyền thống, văn hóa của người Việt là không muốn “vạch áo cho người xem lưng”, “xấu chàng hổ thiếp”. Bà Dung kỳ vọng dự luật sửa đổi lần này sẽ được áp dụng hiệu quả hơn.

Đối với những hành vi B.L không biểu hiện ra ngoài, bà Dung cho rằng cần giải pháp chia sẻ, tư vấn, giải tỏa tâm lý. Những người bị khủ‌ng b‌ố tinh thần có thể chia sẻ, tìm đến bác sĩ tư vấn...

ĐB Long An nhấn mạnh chính người trong cuộc phải mạnh dạn chia sẻ. Ngoài ra, các tổ chức chính trị, xã hội thông qua các hoạt động cơ sở, khi thấy người nào đó có biểu hiện bất thường cũng cần gặp gỡ, tư vấn.

Cứ ba phụ nữ thì có một người bị chồng B.L thể xác hoặc B.L tìn‌ּh dụ‌ּc, trong đó 90% không dám hoặc không muốn nhờ can thiệp giúp đỡ.

Vợ đánh, chồng chỉ biết ôm đầu bỏ chạy

ĐB Trình Lam Sinh (An Giang) dẫn số liệu trong tờ trình của Chính phủ, theo đó, cứ ba phụ nữ thì có một người bị chồng B.L thể xác hoặc B.L tìn‌ּh dụ‌ּc, trong đó có 90% không dám hoặc không muốn nhờ can thiệp giúp đỡ.

“Đây là số liệu rất đáng báo động, cần có bước xử lý nghiêm khắc hơn” - ông Sinh nhấn mạnh và cho biết thêm kết quả điều tra gần đây cho thấy B.L gia đình ở Việt Nam đang tăng lên so với năm 2009, làm thiệt hại 1,8% GDP của đất nước.

“Rõ ràng rất nguy hiểm” - ông Sinh nói và phân tích: hành vi B.L rất đa dạng, có thể là B.L của cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ già, chồng với vợ, thậm chí không loại trừ trường hợp B.L của vợ với chồng.

Ông Sinh cho hay ông vừa mới xem một clip người phụ nữ “đập chồng không còn ra gì hết, ông chồng chỉ biết ôm đầu bỏ chạy”. Ông cũng nhắc đến những vụ việc gần đây, cha mẹ mâu thuẫn thì ẵm con theo t‌ּự t‌ּử; cha kế, mẹ kế có những hành vi đánh đập con riêng của vợ/chồng, thậm chí dẫn đến t‌ử von‌g.

ĐB An Giang đề nghị ban soạn thảo xem xét, bổ sung thêm các hành vi B.L gia đình vì dự thảo quy định chưa đủ, thực tế còn “nhiều dạng khó nói được”. Ông dẫn chứng trường hợp hai vợ chồng vì lý do nào đó không có con, người chồng không ly hôn hay rời bỏ, vẫn yêu thương vợ nhưng tối ngày đi nhậu với bạn để giải buồn, để vợ ở nhà...

“Đó có phải hành vi B.L tinh thần không?” - ĐB đặt câu hỏi.

Trong khi đó, ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TP.HCM) băn khoăn khi dự thảo luật quy định một trong các hành vi B.L là cưỡng ép vợ hoặc chồng mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi. Cho rằng quy định như vậy là khó hiểu, bà đề nghị phải viết lại trong điều luật cho rõ ràng.

Cũng về các hành vi B.L gia đình, ĐB Nàng Xô Vi (Kon Tum) đề nghị bổ sung hành vi cưỡng ép hoặc ngăn cản việc sử dụng biện pháp tránh thai theo ý muốn, cưỡng ép sinh đẻ sớm, sinh đẻ nhiều, cưỡng ép mang thai hộ trái Pháp Luật.

Bộ trưởng Hùng cho hay dự luật lần này tập trung hướng tới bảo vệ các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, đồng bào dân tộc... Dự luật cũng đề cập đến trách nhiệm của cộng đồng, trách nhiệm của con người, bởi nếu cứ “đèn nhà ai nấy rạng” thì không thể phòng chống được B.L gia đình.•

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14565
  1. Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
  2. Đại biểu nói quy hoạch có sự chồng chéo, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?
  3. Quốc hội lùi thời gian trình 5 dự án giao thông trọng điểm
  4. Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến “sốt ảo”, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai
  5. Cuộc giám sát tối cao “xanh chín” và “chưa tiền lệ” của Quốc hội
  6. Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa
  7. Trình Quốc hội 2 đường vành đai, 3 cao tốc trong tuần này
  8. Thủ tướng: Phát triển nông nghiệp phải dựa vào nội lực, yếu tố con người là chính
  9. Tuần tới, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô
  10. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Không nên nghĩ “cứ đi luân chuyển về là sẽ giữ vị trí cao hơn”
  11. Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
  12. Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm
  13. Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
  14. Nhà nước tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ
  15. Đại biểu Quốc hội: 4 vận động viên được đề xuất tặng Huân chương Lao động có phải viết báo cáo thành tích?
  16. Đề xuất người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội
  17. Truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận của Quốc hội trên sóng Truyền hình Quốc hội
  18. Chủ tịch nước: Trẻ em phải được ưu tiên tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh
  19. Bộ trưởng GD-ĐT lý giải vì sao sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần
  20. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Xã hội hóa có rất nhiều sai phạm
  21. Chủ tịch nước: Thanh tra sở “ngồi chơi xơi nước” nhiều, cần tính toán lại
Video và Bài nổi bật