Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 30/5, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành đến nay”.
Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân
Toàn cảnh phiên họp sáng 30/5 tại Quốc hội.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, sau khi nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.

Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022, được đánh giá là điểm nhấn trong công tác giám sát của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 09/2021/QH15 ngày 25/7/2021 về Chương trình giám sát tối cao năm 2022 và Nghị quyết số 19/2021/QH15 ngày 27/7/2021 thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan để từ đó đề xuất giải pháp xử lý tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch, góp phần hoàn thiện thể chế về quy hoạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cơ bản đã hoàn thành; kinh phí lập quy hoạch đã được quan tâm bố trí.

Qua giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Quy hoạch tốt nhất là quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân


Cồn Hến nằm giữa dòng sông Hương, phía đông kinh thành Huế. Năm 1998, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch Cồn Hến thành khu du lịch cấp cao, lên kế hoạch di dời, giải tỏa gần 1.000 hộ dân. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch vẫn nằm trên giấy.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài từng đến khảo sát đầu tư ở Cồn Hến song phải từ bỏ bởi kinh phí cho việc đền bù giải tỏa người dân quá lớn. Ảnh Vnexpress.net

Nhấn mạnh, bản quy hoạch tốt nhất là bản quy hoạch thể hiện được sự mong muốn của người dân, theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn Lâm Đồng), một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết để việc thực hiện lấy ý kiến của người dân được tốt hơn.

Do đó, chính quyền các cấp, đội ngũ công chức cần thực sự coi phục vụ người dân là mục tiêu chính trong hoạt động của mình. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập quy hoạch không chỉ làm đúng theo đúng quy định của pháp luật về công bố thông tin, lấy ý kiến người dân mà còn tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm phân bố dân cư để có biện pháp đưa thông tin đến người dân một cách phù hợp nhất. 

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) đóng góp ý kiến trước Quốc hội

Cùng một nội dung nhưng cần có kế hoạch tổ chức thông tin lấy ý kiến người dân bằng nhiều hình thức phát khác nhau, phù hợp với từng nhóm dân cư. Việc nghiên cứu phương pháp có sự tham gia của cộng đồng vào công tác quy hoạch là rất cần thiết, góp phần phát triển xã hội theo hướng công bằng, dân chủ và bền vững, đại biểu khẳng định.

Cần giải quyết dứt điểm quy hoạch "treo"

Đóng góp ý kiến về việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh đề nghị Quốc hội có một Nghị quyết để giải quyết dứt điểm vấn đề quy hoạch “treo” kéo dài nhiều năm ở các địa phương và có những đột phá về các chủ trương, chính sách để giải quyết tình trạng quy hoạch “treo”.

“Báo cáo cũng chưa quy kết trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm trễ ban hành việc thi hành Luật Quy hoạch và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, đặc biệt là của cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt các cấp, ngành Trung ương và địa phương.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM).

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Duy Thanh nêu rõ, Báo cáo giám sát chưa chỉ ra được mấu chốt của vấn đề đang tắc nghẽn trong việc thực hiện Luật Quy hoạch. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội cần làm rõ những thiệt hại về kinh tế - xã hội do tác động của việc chậm trễ phê duyệt quy hoạch các cấp, từ đó nhận diện đúng đắn tình hình sửa đổi Pháp Luật, đề cao trách nhiệm cá nhân” Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) kiến nghị với Chính phủ tiếp tục rà soát, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 quốc gia với các quy hoạch có liên quan.

Để có đầy đủ căn cứ thực hiện thu hồi đất, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh vì khối lượng công việc để thẩm định quy hoạch tỉnh là rất lớn. 

Khẩn trương hình thành hệ sinh thái ngành hàng

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ, thị trường, không thể có quy hoạch phủ hết toàn bộ, mà cần có hai phần: phần cứng do nhà nước can thiệp, và phần còn lại là dung lượng do thị trường điều chỉnh, qua đó có không gian linh hoạt thích ứng với sự thay đổi…

Liên quan đến các quy hoạch sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng cho rằng bỏ quy hoạch sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là một bước tiến lớn. Trong điều kiện thị trường ngày càng mở và bất định, đặc biệt với những diễn biến khó lường như trong dịch bệnh COVID-19 vừa qua, khó có được đẩy đủ dữ liệu để đưa ra quyết định quy hoạch, hoặc đề ra các chỉ số, chỉ tiêu một cách cứng nhắc. 

Ngoài ra, Bộ trưởng kiến nghị cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm ra thị trường; cần khẩn trương quy hoạch từng vùng sinh thái để định hình được một chiến lược đầu tư hỗ trợ tạo ra một hệ sinh thái của ngành hàng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thể hiện sự đồng tình và đánh giá rất cao việc Quốc hội đã lựa chọn chuyên đề về “việc thực hiện các chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch từ từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” để giám sát tối cao trong năm 2022.

Bộ trưởng khẳng định đây là một quyết định đúng đắn, sát thực tiễn và kịp thời, là một sự đổi mới của trong công tác giám sát của Quốc hội khóa XV, thể hiện sự chia sẻ và đồng hành của Quốc hội với Chính phủ trong việc kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những vấn đề khó, vấn đề mới, vấn đề phức tạp, giúp cho công tác điều hành của Chính phủ được thuận lợi hơn, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Cần tổng kết, đánh giá, bổ sung Luật Quy hoạch bảo đảm phù hợp với thực tiễn

Về lâu dài, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng rất cần phải tổng kết, đánh giá một cách thấu đáo để rà soát, điều chỉnh, bổ sung Luật Quy hoạch phù hợp với thực tiễn. Theo đó, bổ sung các nội dung như bổ sung quy hoạch về điều chỉnh cục bộ quy hoạch, trong đó quy định về tiêu chí, nguyên tắc điều chỉnh cục bộ, quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ sao cho vừa bảo đảm linh hoạt trong quá trình thực hiện, vừa bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, đồng bộ và bảo đảm việc không điều chỉnh cục bộ tràn lan, phá vỡ tính liên kết, ổn định của hệ thống quy hoạch.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Đảm bảo mối quan hệ hữu cơ, hài hòa và thống nhất giữa các quy hoạch

Có thể nói là kể từ sau khi Luật Quy hoạch được ban hành và có hiệu lực, các loại quy hoạch theo Pháp Luật chuyên ngành xây dựng và đô thị đã và vẫn tiếp tục phát huy vai trò quan trọng, là cơ sở đầu tiên cho việc lọc các dự án đầu tư, định hướng phát triển không gian kinh tế xã hội ở các vùng, các địa phương.

Về ý kiến quy hoạch chung đô thị lập theo Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh lập cho các thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Quy hoạch năm 2017 có sự trùng lắp, chồng chéo, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, theo quy định tại Khoản 8, Điều 3 Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng không gian, các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình: Quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã còn chồng chéo, chưa đồng bộ.

Đánh giá cao báo cáo giám sát “Việc thực hiện chính sách, Pháp Luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc lựa chọn chuyên đề giám sát này rất phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tính cấp bách của thực tiễn hiện nay.

Tiếp thu những ý kiến xác đáng của các đại biểu, Bộ trưởng cho biết, bất cập đầu tiên trong công tác quy hoạch là rất khó khăn về mặt kỹ thuật trong việc đưa ra một quy hoạch cấp tỉnh, cấp quốc gia có khả năng tích hợp. Bất cập thứ hai là quy hoạch cần dựa trên cơ sở thực tiễn, chiến lược kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng thông qua. Quy hoạch sử dụng đất đai và một số quy hoạch khác đều là những quy hoạch tích hợp. Theo Bộ trưởng, việc đưa tất cả những yêu cầu, mục tiêu phát triển cùng xuất hiện trong một quy hoạch là một điều rất khó khăn trên thực tế. 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc lựa chọn chuyên đề giám sát này rất phù hợp với nhiệm vụ chính trị và tính cấp bách của thực tiễn hiện nay.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14565
  1. Không được cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
  2. Đại biểu nói quy hoạch có sự chồng chéo, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?
  3. Quốc hội lùi thời gian trình 5 dự án giao thông trọng điểm
  4. Thiếu thông tin về quy hoạch dẫn đến “sốt ảo”, đầu cơ, thao túng thị trường đất đai
  5. Cuộc giám sát tối cao “xanh chín” và “chưa tiền lệ” của Quốc hội
  6. Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa
  7. Trình Quốc hội 2 đường vành đai, 3 cao tốc trong tuần này
  8. Thủ tướng: Phát triển nông nghiệp phải dựa vào nội lực, yếu tố con người là chính
  9. Tuần tới, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô
  10. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Không nên nghĩ “cứ đi luân chuyển về là sẽ giữ vị trí cao hơn”
  11. Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định về Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
  12. Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm
  13. Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
  14. Nhà nước tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền làm chủ
  15. Đại biểu Quốc hội: 4 vận động viên được đề xuất tặng Huân chương Lao động có phải viết báo cáo thành tích?
  16. Đề xuất người lao động được quyết định mức đóng các loại quỹ xã hội
  17. Truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận của Quốc hội trên sóng Truyền hình Quốc hội
  18. Chủ tịch nước: Trẻ em phải được ưu tiên tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh
  19. Bộ trưởng GD-ĐT lý giải vì sao sách giáo khoa mới đắt gấp 2-3 lần
  20. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long: Xã hội hóa có rất nhiều sai phạm
  21. Chủ tịch nước: Thanh tra sở “ngồi chơi xơi nước” nhiều, cần tính toán lại
Video và Bài nổi bật