Sự bi thảm tận cùng trong phim “Hãy nói lời yêu”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Minh (Quang Anh) t‌ּự t‌ּử vì thi trượt, không chịu được áp lực từ mẹ. Diễn biến phim khiến nhiều khán giả bất ngờ.
Sự bi thảm tận cùng trong phim “Hãy nói lời yêu”
Nhân vật Minh tự giải thoát chính mình vì không chịu được áp lực.

Theo chia sẻ của số đông khán giả trên fanpage phim, diễn biến Hãy nói lời yêu khiến họ bất ngờ. Bởi dường như không ai nghĩ đến cái kết nhân vật Minh (Quang Anh) sẽ t‌ּự t‌ּử. bi kịch của gia đình bà Hoài (Nguyệt Hằng) và ông Tín (Trọng Trinh) được đẩy đến tận cùng.

Khán giả thương xót Minh

Vì hoàn cảnh bố mẹ chia ly đôi ngả, Minh phải sống dưới sự kìm kẹp, kiểm soát từ bà Hoài. Minh bị ép học ngày đêm như một cái máy. Mỗi ngày, bà Hoài đều reo rắc vào đầu Minh: "Kỳ thi này con phải đạt giải nhất. Con là niềm tự hào của mẹ".

Bà còn ép con trai phải hứa thi đỗ thủ khoa đại học. Minh gần như phát điên khi bị mẹ nhốt trong phòng, không cho ra ngoài. Minh hét lên để phản kháng: "Con là con người, không phải vật nuôi, mẹ không được phép nhốt con".

Nhưng điều đó không có nghĩa lý gì với bà Hoài. Bà cực đoan đến mức không còn phân định được đúng sai. Bà chì chiết Minh: "Mày tỉnh táo lại đi. Mày thử xem mày làm được gì. Bây giờ tự chăm sóc bản thân còn không làm được thì mày làm được gì nữa".

Khi giọt nước tràn ly, Minh muốn thoát khỏi cuộc sống địa ngục bằng cách tìm đến cái chết. Khi qua đời, Minh ôm quả bóng mà cha mua tặng. Khi bà Hoài bước vào phòng con trai thì đã quá muộn.

Bà Hoài như hóa điên bên bàn thờ Minh. Bà mang món ăn đến, tìm sách đọc con nghe, rồi gào lên: "Nó còn phải lên Hà Nội học đại học cơ mà. Nó còn phải chơi điện tử cơ mà". Ông Tín ngồi lặng lẽ ở góc cầu thang, ôm quả bóng của con trai vào lòng, rồi khóc nghẹn.

Ở phân cảnh này, NSND Trọng Trinh và diễn viên Nguyệt Hằng đều có sự thể hiện chân thực, chạm đến cảm xúc người xem. Nhiều khán giả chia sẻ họ không kìm được nước mắt vì thương Minh - một cậu bé sinh ra trong gia đình đầy đủ điều kiện, nhưng lại luôn cảm thấy lạc lõng, không được là chính mình.

Khán giả Lan Anh bày tỏ: "Cảnh ông Tín ôm quả bóng và khóc day dứt quá! Đó là giọt nước mắt của nỗi đau cùng sự ân hận. Nhưng cuộc sống làm gì có chỗ cho hai chữ giá như".

Bạn Thu Hương chia sẻ: "Đạo diễn đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt. Thương Minh quá. Cậu bé còn quá nhỏ để có thể tự quyết định cuộc sống của mình. Sống bên một người mẹ hà khắc, chắc hẳn Minh đã cố gắng rồi".

Khán giả Thu Nguyễn tâm sự: "Minh mặc áo đỏ bố tặng, ôm quả bóng của bố trước lúc ra đi. Cậu bé ấy cũng là con người, cũng có mưu cầu hạnh phúc. Nhưng chính người thân yêu nhất đã đẩy cậu bé vào bi kịch này. Bố như liều thuốc cứu cậu ra khỏi sự ngột ngạt mà mẹ tạo nên. Giá như chiều hôm ấy bố cậu giữ lời hứa thì đã không xảy ra tấn bi kịch này. Xem phim mà đau lòng thật sự".

bi kịch gia đình bà Hoài có cần thiết phải đẩy đến tận cùng?

Trong số những phim truyền hình Việt lên sóng gần đây, Hãy nói lời yêu là tác phẩm có tiết tấu nhanh, bi kịch đến dồn dập.

Một ông bố ngoại tình, dẫn đến gia đình đổ vỡ. Một bà mẹ quá khắc nghiệt, luôn là nỗi ám ảnh với các thành viên trong nhà. Con gái ao ước được mẹ yêu thương. Con trai tìm đến cái chết vì bị ép học.

Diễn xuất của nghệ sĩ Trọng Trinh và Nguyệt Hằng lấy nước mắt khán giả.

Một số khán giả đặt câu hỏi liệu bi kịch của gia đình bà Hoài, ông Tín có nhất thiết phải đẩy đến tận cùng như vậy. Người xem mong muốn một cái kết nhẹ nhàng hơn cho nhân vật Minh - cậu bé có thể vẫn t‌ּự t‌ּử nhưng được cứu sống.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng tình tiết Minh qua đời phần nào phản ánh đúng đời sống thực tế. Bởi từng có nhiều câu chuyện đau lòng xung quanh chuyện trẻ em bị trầm cảm. Hơn nữa, có lẽ phải trải qua cú sốc lớn như vậy, một người phụ nữ hà khắc như bà Hoài mới tỉnh ngộ được.

Thành viên mạng Kate Nguyen chia sẻ: "Các ông bố, bà mẹ cần xem tập phim này để tự nhìn lại mình. Đúng là có những sai lầm không thể sửa chữa được".

Khán giả Nguyễn Duy Anh có chung quan điểm: "Thực tế rất nhiều người như bà Hoài và tình cảnh của Minh. Chết về thể xác như Minh thì khó thấy, nhưng chết về tâm hồn thì không ít. Áp đặt sự kỳ vọng và niềm tự hào của mình với xã hội vào một đứa trẻ. bi kịch".

"Mình đã gặp một trường hợp gần giống bà Hoài. Bà mẹ tạo áp lực cho đứa con trai của mình phải giỏi, phải nhất. Cậu bé từ một em bé thông minh, học giỏi dần bị trầm cảm rồi tâm thần, rồi mất cả tương lai... Bà mẹ ân hận thì đã không thể cứu vãn được! Thực sự buồn", bạn Mai Lan tâm sự sau khi xem phim.

Trước đó, trao đổi với Zing, chị Huyền Lê, biên kịch của phim Hãy nói lời yêu, cho biết ngoài đời sống có nhiều bà mẹ giống nhân vật Hoài. Họ áp đặt, luôn muốn các con làm theo ý mình, mà không quan tâm đến cảm xúc của đứa trẻ.

"Nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng mình là người lớn, có kinh nghiệm nên luôn đúng. Họ vạch sẵn đường đi cho con, không chia sẻ, không thấu hiểu. Đó là yêu thương sai cách. Tôi biết có những đứa trẻ căng thẳng đến trầm cảm. Thông qua các nhân vật, tôi mong muốn mỗi chúng ta sẽ có sự nhìn nhận thế nào là đúng, sai để không mắc lỗi", biên kịch Huyền Lê chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật