Cận cảnh bên trong hầm đường sắt Bãi Gió bị sạt lở

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hầm đường sắt Bãi Gió (qua đèo Cả, nối Phú Yên với Khánh Hòa) nơi xảy ra sạt lở được xây dựng cách đây gần 100 năm, trần hầm bằng bê tông, đã cũ.
Cận cảnh bên trong hầm đường sắt Bãi Gió bị sạt lở
Hầm đường sắt Bãi Gió đi qua đèo Cả, nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, có chiều dài trên 900m, xây dựng cách đây gần 100 năm.

Sau khi khắc phục lượng lớn đất đá sạt lở xuống hầm đường sắt Bãi Gió ngày 12 và 13/4 thì sáng ngày 14/4, đất đá lại tiếp tục sạt lở xuống hầm. Được biết, hầm đường sắt Bãi Gió được xây dựng năm 1930, khánh thành năm 1936.

Hầm đường sắt Bãi Gió chật hẹp, khi xảy ra sự cố, các phương tiện di chuyển vào khắc phục rất vất vả.

Theo Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh, đợt sạt lở đầu tiên (chiều 12/4) có khoảng 180m3 đất đá rơi xuống hầm, đợt sạt lở thứ 2 (sáng 13/4) có khoảng 50m3 đất đá rơi xuống hầm. Để khắc phục sạt lở, ngoài máy móc còn có 200 công nhân.

Trần hầm đường sắt Bãi Gió làm bằng xi măng, đã quá lâu nên một số vị trí đã bị phong hóa.

Công nhân dốc sức khắc phục sự cố sạt lở tại hầm đường sắt Bãi Gió trong ngày 12 và 13/4.

Để bảo đảm an toàn cho công nhân, đơn vị khắc phục sạt lở làm thêm một mái vòm bằng sắt phía dưới trần hầm, đề phòng đất đá rơi xuống.

Bên tông ở trần hầm đường sắt Bãi Gió nhiều đoạn bị lở ra.

Mặt đường nhiều vị trí bị ứ nước.

Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Phú Khánh (đơn vị đang khắc phục sạt lở) cho biết, ngày 14/4, các chuyên gia ở Bộ Giao thông vận tải, các công ty tư vấn…đến hầm đường sắt Bãi Gió để khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân sạt lở và đưa ra giải pháp khắc phục.

Bên trong hầm đường sắt Bãi Gió.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật