Loại cây được nhắc ở đây là cây lựu. Đặc điểm nổi bật của cây lựu là cây ăn quả nhưng dáng thấp, có thể trồng chậu làm cảnh. Hoa và quả cây lựu đều đẹp rực rỡ, cành lá cũng xinh xắn. Mùa hè thì hoa lựu nở đỏ tươi “lập lòe đơm bông” như những ngọn nến nhỏ. Mùa thu trái lựu chín hình dáng như những chiếc đèn lồng treo trên cây báo mùa lễ hội. Quả lựu ngọt ngon lại nhiều công dụng với sức khỏe.
Ý nghĩa phong thủy của cây lựu
Cây lựu không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Hoa lựu đỏ xinh xắn treo trên cành nở dưới nắng hè trông như vàng bạc treo trên cây. Bởi thế người xưa nói trồng lựu là vàng. Trái lựu có nhiều hạt kết nối với nhau vững chắc mang biểu trưng cho sự đoàn kết và sum vầy sung túc đủ đầy, đông con nhiều phước. Quả lựu hoa lựu hạt lựu đều mang màu đỏ là màu của may mắn, chiến thắng, màu của thành công, xua đuổi ma quỷ tà khí.
Cây lựu là loài cây cảnh và cũng là cây ăn quả, nhiều công dụng
Hình dáng hoa lựu quả lựu như những chiếc đèn lồng mang lại may mắn, vinh hiển, giàu sang. Bởi thế người xưa trồng lựu trước nhà thu hút tài lộc, cầu mong con cháu đông đủ, xua đuổi tà khí vào nhà.
Cây lựu được trang trí cho phòng cưới mong gia đình giàu có, sum vầy, vợ chồng đôgn con nhiều cháu. Cây lựu thích hợp cho làm cảnh và trồng lấy quả nên vừa có giá trị xinh đẹp trang trí vừa có giá trị kinh tế.
Cây lựu thích hợp nhất cho người thuộc mệnh Mộc hoặc Hỏa. Đặc biệt ai thuộc Thạch Lựu Mộc sẽ rất thích hợp trồng cây lựu phong thủy.
Cách trồng cây lựu
Cây lựu là cây ăn quả ưa sáng nên cần trồng ở vị trí trước nhà hoặc nơi có nhiều ánh sáng. Bạn cần đảm bảo đủ 5-6 tiếng ánh sáng mỗi ngày cho cây. Người xưa nói phía đông trồng lựu, ý chỉ cây lựu nên trồng hướng đông, đón nắng buổi sáng để lung linh, còn tránh hướng tây vì nắng quái hướng tây có thể làm cho quả lựu bị nứt vỏ, trông xấu xí.
Cây lựu có thể trồng bằng cách gieo hạt, mua cây con. Bạn nên trồng vào đầu mùa mưa và cuối thu vì chúng sẽ nhanh phát triển hơn. Khi trồng lựu nên chọn đất phù sa hoặc đất thịt trộn cùng phân hữu cơ. Cần trộn trấu phù hợp với đất để đất tơi xốp hơn.
Chậu trồng:Cây lựu không kén chậu nên bạn có thể trồng chúng trong cả chậu xi măng lẫn chậu nhựa, nhưng chú ý đó chính là chậu phải có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng và độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm để đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Khi chăm sóc cây lựu bạn nên chú ý khi cây già sẽ ra nhiều gai nhọn. Do đó nên cẩn trọng khi nhà có trẻ nhỏ. Nếu gai mọc quá nhiều bạn có thể tỉa bớt gai và khi cành lựu xòe rộng trước cửa nhà có thể cắt tỉa bớt.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm