Ảo giác từ m‌a tú‌y: Thiên đường ảo, địa ngục thật

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
M‌a tú‌y là tác nhân của nhiều loại hình tội phạm Hình Sự, đẩy nhiều gia đình vào cảnh khốn cùng. Không chỉ gây án để có tiền thỏ‌a mã‌n cơn nghiện mà trong nhiều trường hợp, vì sử dụng m‌a tú‌y lâu ngày dẫn đến bị loạn thần, hoang tưởng, không làm chủ hành vi nên người sử dụng m‌a tú‌y còn gây ra rất nhiều cái chết T.Tâm, gây hoang mang cho gia đình và tạo gánh nặng cho xã hội…
Ảo giác từ m‌a tú‌y: Thiên đường ảo, địa ngục thật
Ảnh minh họa

Tước đoạt mạng sống chú ruột, bà nội vì… ảo giác

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra một số vụ án giết người mà hung thủ gây án trong tình trạng “ảo giác” do sử dụng m‌a tú‌y. Điều đáng buồn, có một số vụ, đối tượng đã cướp đi sinh mạng của những người cùng huyết thống, máu mủ của mình. Để rồi khi vụ án được đưa ra xét xử, người thân càng đau buồn hơn khi chứng kiến cảnh, một bên là người thân mãi mãi ra đi, một bên là người thân phải đối mặt với tù tội.

Một nhóm đối tượng trẻ đang sử dụng m‌a tú‌y “đá” tại chung cư thì bị Công an thành phố Huế bắt giữ

Điển hình, ngày 20/9 vừa qua, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Võ Văn Thành (sinh năm 1995, trú xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế). Do Thành từng sử dụng m‌a tú‌y nên hay có biểu hiện tâm thần hoang tưởng. Vì vậy, ông Võ Văn An (bố của Thành) đã dùng dây xích khóa chân Thành vào giường ngủ của gia đình. Đến ngày 14/3, Thành đã phá khóa, cắt dây xích nên bị ông Võ Văn An la mắng. Sau đó, Thành đến nhà ông Võ Văn Hà, là ông nội của Thành trú tại thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn (huyện Phú Lộc) để ở cùng với ông nội và chú ruột là Võ Văn Nam. Ông Nam trước đây bị điện giật và đang bị suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe yếu, đi lại khó khăn…

Đến khoảng 2h ngày 17/3, Thành thức dậy, đi xuống bếp pha mỳ tôm ăn thì nghe tiếng ồn và thấy ông Võ Văn Nam đang đi ở phía trước sân nhà. Trong cơn ảo giác, Thành cứ tưởng ông Nam là kẻ trộm nên lấy tuốc nơ vít (dụng cụ sửa xe máy của Thành cất dưới tủ bếp) chạy ra đẩy ông Nam ngã, rồi ngồi đè lên người và dùng tuốc nơ vít đâm nhiều nhát vào người ông Nam.

Sau khi phát hiện đã đâm nhầm chú mình, Thành ôm xác ông Nam ném xuống giếng, rồi lấy chiếc xe rùa đậy trên miệng giếng. Lúc này, ông Võ Văn Hà thấy cháu nội ôm xác con trai đôi xuống giếng nên liền tri hô thì một số người hàng xóm chạy đến. Ông Hà liền nói: “Vớt Nam dưới giếng lên. Thành đôi chú hắn xuống giếng rồi”. Nghe vậy, một số người giữ Thành lại, một số người lấy chiếc xe rùa đậy trên miệng giếng ra và đưa xác ông Nam lên trên. HĐXX tuyên phạt Võ Văn Thành mức án chung thân về tội “Giết người”.

Hơn 6 tháng nay, từ khi vụ án mạng đau lòng này xảy ra, ông Võ Văn Hà ngày càng tiều tụy khi người con trai ốm đau, bệnh tật nhưng đã gắng gượng để giành lấy sự sống thì nay lại bị chính đứa cháu nội tước đi mạng sống. Càng thương xót con trai Võ Văn Nam bao nhiêu thì ông Võ Văn Hà lại buồn phiền với những gì Võ Văn Thành gây ra cho người chú của mình. Rồi, nhìn câu chuyện từ nhà ông Hà, không ít người dân ở xã xuất ngoại Lộc Bổn (huyện Phú Lộc - xã có số lượng lao động qua Lào làm ăn nhiều nhất tỉnh Thừa Thiên Huế) không khỏi bàng hoàng, lo lắng khi m‌a tú‌y đang trở thành nỗi ám ảnh của những người dân nơi đây.

Đối tượng Lê Ngọc Phú Thịnh - kẻ đã ra tay sát hại bà nội trong khi “phê” m‌a tú‌y

Trước đó, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử bị cáo Lê Ngọc Phú Thịnh (sinh năm 1995, trú tại đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP Huế) về tội “Giết người”. Điều xót xa là nạn nhân trong vụ án chính là bà nội đã ngoài 70 tuổi của đối tượng gây án. Theo cơ quan điều tra, ngày 14/7/2021, bà Trần Thị G. (sinh năm 1945, trú tại phường Kim Long, thành phố Huế) có la mắng Thịnh khiến đối tượng bực tức và nảy sinh ý định chém bà.

Trong khi bà G. đang ngồi ở giếng nước để rửa chén bát thì Thịnh đi về phía nhà bếp, lấy một cây rựa dài khoảng 70cm đi lại chỗ bà G. đang ngồi rồi dùng hai tay cầm rựa chém nhiều nhát vào đầu, cổ, mặt của bà G. khiến nạn nhân t‌ử von‌g tại chỗ. Thấy bà G. t‌ử von‌g, đối tượng vứt cây rựa xuống giếng, tiếp tục đi vào phòng ngủ của mình lấy một cây dao nhọn và đi ra phía bờ sông Hương ngồi hóng gió. Tại đây, đối tượng đang rửa các vết máu trên người thì bị lực lượng Công an bắt giữ. 

Theo HĐXX, bị cáo Thịnh giết người trên 70 tuổi, trong tình trạng không thể tự vệ được nên phạm vào tình tiết tăng nặng. bị cáo còn được xác định bị loạn thần di chứng do sử dụng m‌a tú‌y “đá”. Được biết, Thịnh là đối tượng từng bị Công an thành phố Huế và Công an tỉnh Thừa Thiên Huế 3 lần xử phạt hành chính về hành vi cố ý gây thương tích và sử dụng trái phép chất m‌a tú‌y. TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên phạt Thịnh mức án chung thân.

Một vụ án giết người khác do đối tượng “ngá‌o đ‌á” gây ra khiến một người đàn ông bán nước mía - trụ cột chính của gia đình đã mãi mãi ra đi trong một lần đến Huế viếng đám tang của chiến hữu. Theo hồ sơ vụ án, ông Hà Ngọc D. từ thành phố Đà Nẵng ra dự đám tang ông Lê Viết T - cha của đối tượng Lê Viết Thịnh (sinh năm 1994, trú tại đường Nhật Lệ, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Trong lúc đang chôn cất ông T. ở nghĩa trang xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) thì ông Dũng có nói với bà H - mẹ của Thịnh, Thịnh và một số người là sau đám tang nên đưa Thịnh đi cai nghiện tập trung. Sau khi đưa đám xong, ông D. định bắt xe khách vào lại Đà Nẵng nhưng người thân của ông T. nói rằng: Ông D. là bạn thân nhất của ông T. nên khuyên ông D. quay lại nhà để đặt hương linh cho ông T. rồi sáng mai bắt xe khách vào sớm. Nghe vậy, ông D. quyết định ở lại thêm 1 đêm để hỗ trợ các công việc còn lại và cũng là để chia sẻ những mất mát với gia đình bạn.

Tối hôm đó, sau khi nói chuyện với một số người, ông D. đang đứng trước sân nhà thì Thịnh bất ngờ cầm  con dao đi đến sau lưng ông D. cắt một nhát vào cổ làm ông D. ngã gục xuống nền xi măng. Sau đó Thịnh cầm dao đi vào góc sân nhà đứng cười một mình thì một số người dân chứng kiến tước dao và báo Công an phường Thuận Thành đến bắt giữ Thịnh. Hậu quả, ông D. t‌ử von‌g trên đường đi cấp cứu do sốc mất máu.

Tại đây, không khí tang thương càng bao trùm khi bố Thịnh vừa được chôn cất cách đó mấy giờ đồng hồ và giờ ông D. (xem Thịnh như là con cái - PV) cũng đã ra đi. Còn người thân ông D. ở Đà Nẵng như sét đánh ngang tai khi nghe nhận được hung tin về cái chết tức tưởi này… Theo Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền Trung, tại thời điểm gây án, về mặt y học, Thịnh bị tâm thần phân liệt thể đơn thuần tiến triển liên tục, đối tượng cần được điều trị ngoại trú. Về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, Lê Viết Thịnh bị hạn chế khả năng nhận thức và khả năng hành vi. Theo cơ quan điều tra, Thịnh đã nghiện m‌a tú‌y nhiều năm nhưng chưa lần nào được đưa đến cơ sở cai nghiện. Thời điểm Thịnh gây ra cái chết cho ông D là đối tượng vừa sử dụng m‌a tú‌y “đá” gây nên ảo giác. Hiện, Lê Viết Thịnh đang đối mặt với mức án 16 năm tù về tội danh “Giết người”.

Nghiện m‌a tú‌y bị loạn thần - mối họa của cộng đồng

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như nhiều tỉnh, thành khác nói chung; tội phạm, tệ nạn m‌a tú‌y trong thanh thiếu niên diễn biến ngày càng phức tạp, rất nhiều trường hợp đối tượng nghiện m‌a tú‌y dẫn đến loạn thần, không kiểm soát được bản thân, gây ra những vụ việc nghiêm trọng như cướp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người…

Đối tượng Võ Văn Thành lĩnh mức án chung thân sau khi ra tay sát hại chú ruột của mình

Theo chia sẻ của một kiểm sát viên VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế, hơn 20 năm tham gia tố tụng nhiều vụ án có liên quan đến m‌a tú‌y, vị kiểm sát viên nhận thấy, từ những thanh niên trẻ khỏe, chỉ vì một phút đua đòi sử dụng m‌a tú‌y đã dẫn đến nghiện ngập để rồi nhận những kết cục đau lòng, không chỉ đánh mất tương lai của mình mà còn là mối hiểm họa cho cộng đồng.

Một cán bộ Phòng Cảnh sát m‌a tú‌y CA tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, những người sử dụng m‌a tú‌y đến mức “ngáo” thường rất manh động. Thời gian qua, nhiều trường hợp “ngá‌o đ‌á”, lực lượng chức năng không trở tay kịp. Để phát hiện kịp thời, ngăn chặn tình huống xấu xảy ra, gia đình phải chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cùng xử lý, đưa đi cai nghiện…

Theo cơ quan Công an, nếu như trước đây là thời kỳ huy hoàng của “nàng tiên nâu” (thuốc phi‌ện) hay “cái chết trắng” (heroin) thì những năm gần đây m‌a tú‌y “đá” đang dần lên ngôi. m‌a tú‌y “đá” là tên gọi lóng để chỉ chất m‌a tú‌y Methamphetamin với nhiều dạng khác nhau trên thị trường như: dạng bột trắng, vàng hoặc nâu đỏ; dạng muối dễ hòa tan trong nước và thường dùng để tiêm; dạng tinh thể màu trắng, đây là dạng có độ tinh khiết cao hay còn gọi là hàng đá.

Thời gian gần đây, trên cung đường miền Trung, việc tàng trữ, vận chuyển m‌a tú‌y nói chung và m‌a tú‌y “đá” nói riêng diễn biến hết sức phức tạp. Trong đó, nhiều nhất là nguồn m‌a tú‌y được các đối tượng đưa từ Lào qua các cửa khẩu quốc tế: Lao Bảo, La Lay (tỉnh Quảng Trị) rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành ở miền Trung và phía Nam, trong đó có vụ, công an thu giữ tang vật lên đến hàng chục ki-lô-gam m‌a tú‌y.

Người sử dụng cho rằng dùng “m‌a tú‌y đá” để tăng cảm giác mạnh, để “phê” hơn, kíc‌h thí‌ch tinh thần hưng phấn hơn. Một số dân ăn chơi còn cho rằng dùng m‌a tú‌y đá như để khẳng định đẳng cấp, thường họ sử dụng theo nhóm, tụ tập “đập đá” sau đó là “đi bay” như: nhảy nhót, đập phá và quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc tập thể….

Theo nhận định của các chuyên gia, nguy cơ gia tăng tội phạm Hình Sự khi sử dụng m‌a tú‌y “đá”, bởi, người sử dụng m‌a tú‌y đá kéo dài sẽ bị “sống ảo” và tâm thần hoang tưởng, đó chính là nguyên nhân phát sinh các tội phạm Hình Sự nguy hiểm như giết người cướp của, giết người thân, giết người một cách dã man, giết nhiều người…

Nói chung, khi bị ảo giác và tâm thần hoang tưởng trước bất cứ việc gì họ đều cho rằng rất đơn giản, họ có thể làm mọi việc mà không có cảm giác sợ sệt, không biết ghê tay. Người sử dụng m‌a tú‌y đá rơi vào trạng thái “sống ảo”, có những “suy nghĩ ảo”, dẫn tới các “hành động ảo”, những hành vi quá khích, hành vi B.L.

Để nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp người dân, đặc biệt là giới trẻ tránh xa m‌a tú‌y, bên cạnh tấn công, trấn áp có hiệu quả với tội phạm m‌a tú‌y; Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị, địa phương phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống m‌a tú‌y, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục Pháp Luật về phòng, chống m‌a tú‌y, tác hại của m‌a tú‌y cho các đối tượng có nguy cơ cao; đưa giáo dục, nhận thức về tác hại của m‌a tú‌y vào nội dung dạy học ở nhà trường. Mở các đợt ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong c‌ơ th‌ể có chất m‌a tú‌y, vi phạm nồng độ cồn”.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức rà soát, quản lý thống kê người sử dụng m‌a tú‌y, người nghiện trên địa bàn, lập hồ sơ đưa cai nghiện bắt buộc theo quy định nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng người sử dụng, nghiện m‌a tú‌y phát sinh mới… Để hạn chế hệ lụy do m‌a tú‌y gây ra, bên cạnh sự nỗ lực của ngành chức năng, cần phải sự phối hợp tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật