Vụ chuyến bay giải cứu: Từ “Lãnh sự danh dự” đến bị cáo của vụ án

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một bị cáo trong vụ án ’chuyến bay giải cứu’ là Giám đốc doanh nghiệp đồng thời cũng từng là Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.
Vụ chuyến bay giải cứu: Từ “Lãnh sự danh dự” đến bị cáo của vụ án
Có 23 bị cáo chủ yếu là đại diện cho các doanh nghiệp bị truy tố ở nhóm tội “Đưa hối lộ“.

Từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022, có tổng số 934 chuyến bay đưa công dân về nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong đó có 427 chuyến bay giải cứu, 500 chuyến bay combo và 7 chuyến bay đơn lẻ.

Để thực hiện số lượng chuyến bay trên, đã có khoảng 100 doanh nghiệp được cấp phép thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có khoảng 20 nhóm doanh nghiệp được triển khai thực hiện, số còn lại là doanh nghiệp cho mượn phép nhân hoặc đứng ra xin cấp phép chuyến bay, sau đó, bán quyền được tổ chức các chuyến bay cho doanh nghiệp khác thực hiện.

Quá trình xin cấp phép chuyến bay, một số đại diện doanh nghiệp đã đưa tiền hoặc qua trung gian đưa tiền cho một số cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn cấp phép chuyến bay, dẫn đến vi phạm Pháp Luật và trở thành bị cáo của vụ đại án “chuyến bay giải cứu”.

Trong số đó, có bị cáo Lê Văn Nghĩa - Giám đốc Công ty cổ phần du lịch và dịch vụ ăn uống Nhật Minh (Công ty Nhật Minh), chuyên kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, ăn uống.

Đặc biệt, từ tháng 2/2009, ông Lê Văn Nghĩa còn được Chính phủ Việt Nam và Uzbekistan chọn làm "Lãnh sự danh dự" của Uzbekistan tại Việt Nam.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các chuyến bay, ông Nghĩa đã sử dụng Công ty Nhật Minh và các công ty: Nha Trang, Sao Việt, Nam Anh, Âu Việt tổ chức được 18 chuyến bay đưa công dân về nước.

Do là Lãnh sự danh sự của Uzbekistan nên ông Nghĩa có biết nhiều người trong lĩnh vực ngoại giao. Để được duyệt các chuyến bay, ông Nghĩa đã liên hệ, gặp và đặt vấn đề với các cá nhân có thẩm quyền để nhờ giải quyết cấp phép các chuyến bay cho nhóm công ty của mình.

Theo đó, từ tháng 3/2021 đến tháng 12/2021, bị cáo này đã đưa hối lộ 19 lần cho 8 cán bộ, số tiền hơn 9,5 tỷ đồng.

Cụ thể, đưa 2 lần số tiền 40.000 USD cho cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đưa 2 lần số tiền 20.000 USD cho cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, đưa 4 lần số tiền 40.500 USD cho Đỗ Hoàng Tùng – cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, đưa 1 lần số tiền 15.000 USD cho Lê Tuấn Anh – cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, đưa 1 lần số tiền 10.000 USD cho Lưu Tuấn Dũng – cựu Phó Trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự.

Bên cạnh đó, còn đưa 3 lần số tiền 1,8 tỷ đồng cho Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đưa 4 lần số tiền hơn 3 tỷ đồng cho Vũ Anh Tuấn – cựu Phó Trưởng Phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

bị cáo này cũng liên quan đến việc đưa hối lộ 60.000 USD và 450 triệu đồng cho cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam.

bị cáo Lê Văn Nghĩa bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo điểm a khoản 4 Điều 364 Bộ Luật Hình Sự với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Đồng thời bị áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội từ 2 lần trở lên.

Bên cạnh đó, bị cáo này cũng được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ như đã nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự thú, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong điều tra vụ án.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án chuyến bay giải cứu bắt đầu xét xử từ ngày 11/7, dự kiến kéo dài 1 tháng. Đến hết ngày 14/7, phiên tòa đã kết thúc phần xét hỏi và sẽ tiếp tục phần tranh luận vào sáng 17/7.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15467
  1. Tòa phúc thẩm “chuyến bay giải cứu”: Các bị cáo được dẫn tới tòa
  2. Vụ án chuyến bay giải cứu: Tòa tuyên 4 án chung thân, 10 bị cáo được hưởng án treo
  3. Các bị cáo đã được dẫn giải tới tòa nghe tuyên án
  4. Hôm nay tuyên án vụ “chuyến bay giải cứu”, các bị cáo đã nộp hàng trăm tỷ đồng
  5. Giọt nước mắt muộn màng ở phiên tòa “chuyến bay giải cứu”
  6. Đại án “chuyến bay giải cứu”: Ngày 28/7 sẽ tuyên án với 54 bị cáo
  7. Vụ chuyến bay giải cứu: Bị “vạch tội”, cựu điều tra viên tố kiểm sát viên
  8. Đại diện VKS Hà Nội chứng minh doanh nghiệp bị “om” hồ sơ, trì hoãn cấp phép bay
  9. VKS đề nghị lại mức án với một số bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu”
  10. Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu giám đốc hối hận vì đẩy vợ vào tù
  11. Nhân chứng vụ chuyến bay giải cứu thay đổi lời khai là ai?
  12. Vụ án “Chuyến bay giải cứu”: Những lời ăn năn muộn màng
  13. Vụ án “Chuyến bay giải cứu”: Người duy nhất bị đề nghị tử hình bật khóc xin tù có thời hạn
  14. Đề nghị tử hình cựu thư ký Phạm Trung Kiên; kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế
  15. 18 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” bị xét xử khung hình phạt cao nhất là ai?
  16. Vụ bay giải cứu: 3 bị cáo không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ nào
  17. Vụ “chuyến bay giải cứu”: “Thứ trưởng đã ký rồi, phải chuyển tiền mới có dấu”
  18. Vụ “Chuyến bay giải cứu”: Bên trong chiếc cặp bí ấn chứa rượu hay hàng trăm ngàn USD?
  19. Diễn biến kịch tính ngày xử thứ 2 vụ “chuyến bay giải cứu”
  20. Lời khai chia nhau tiền hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu”
  21. Xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”: Một số bị cáo từ chối luật sư bào chữa
Video và Bài nổi bật