Nga tạm ngừng bắn ở Ukraine: Anh nói không có ích cho triển vọng hòa bình; Mỹ-EU chung mối nghi, quyết làm mọi thứ cho Kiev

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước lệnh ngừng bắn mà Tổng thống Vladimir Putin công bố mới đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã có những phản ứng tương tự nhau.
Nga tạm ngừng bắn ở Ukraine: Anh nói không có ích cho triển vọng hòa bình; Mỹ-EU chung mối nghi, quyết làm mọi thứ cho Kiev
Quân nhân Ukraine chuẩn bị đạn tại một tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine ngày 5/1. Kiev đã khước từ lời đề nghị ngừng bắn của Moscow. (nguồn: Reuters)

Ngày 5/1, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng, lời kêu gọi ngừng bắn trong 36 giờ đồng hồ của Tổng thống Putin tại Ukraine là "không có thật" và cách duy nhất để khôi phục hòa bình là Nga rút quân đội khỏi Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi lệnh ngừng bắn này là nỗ lực "tìm chút dưỡng khí" của Nga. Theo nhà lãnh đạo, cuộc xung đột ở Ukraine đang ở vào thời điểm quan trọng và phương Tây phải làm mọi thứ có thể để hỗ trợ Kiev.

Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng cho biết, ông đã có “cuộc thảo luận dài” với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về tình hình ở Ukraine và sự hợp tác trong khuôn khổ "các liên minh ở châu Âu" của phương Tây. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, họ "sẽ mở rộng hỗ trợ cho Ukraine".

Cùng ngày, Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ và thế giới đang hoài nghi sâu sắc về lời kêu gọi ngừng bắn của Tổng thống Nga Putin, đồng thời khẳng đinh, mục tiêu của Washington "sẽ là tiếp tục ủng hộ Ukraine".

Về phía Anh, cũng trong ngày 5/1, Ngoại trưởng James Cleverly cho rằng, lệnh ngừng bắn được Nga đưa ra "sẽ không có ích cho việc thúc đẩy triển vọng hòa bình" mà "cần phải rút vĩnh viễn các lực lượng khỏi Ukraine, từ bỏ việc kiểm soát bất hợp pháp các vùng lãnh thổ của Ukraine...".

Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh ngừng bắn tạm thời tại Ukraine nhân dịp lễ Giáng sinh của Chính thống giáo và kêu gọi Kiev làm điều tương tự. Theo thông báo chính thức của Điện Kremlin, yêu cầu được đưa ra dựa trên đề nghị của Thượng phụ Kirill - người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga.

Ukraine đã khước từ lời đề nghị của Nga, cho rằng đó chỉ là vỏ bọc của Moscow. Nga hiện chưa đưa ra bình luận về những phản ứng trên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15395
  1. Giao tranh khốc liệt nhất ở Bakhmut, Nga tăng sản xuất máy bay ném bom
  2. Mỹ gửi đạn rocket HIMARS tầm bắn 150km cho Ukraine: Nga cảnh báo “gắt”
  3. Ukraine đàm phán cấp tốc về tên lửa tầm xa, máy bay
  4. Ông Zelensky lần đầu lên tiếng về Soledar sau khi Nga tuyên bố kiểm soát hoàn toàn
  5. Ảnh vệ tinh mô tả mức độ tàn phá Soledar, hơn 200 lính Ukraine sang Tây Ban Nha huấn luyện
  6. Nga muốn đàm phán trực tiếp với Ukraine
  7. “Giành được Soledar cho phép tấn công trực tiếp vào Bakhmut”
  8. Ukraine tuyên bố tiến hành phản công ở Soledar
  9. Nga giải thích chuyện không “mặn mà” hòa đàm với Ukraine
  10. Tổng thống Ukraine nói “gây tổn thất nặng nề” cho quân Nga ở Soledar
  11. Ukraine nói xung đột ở Soledar chưa kết thúc, Nga điều thêm quân đến “chảo lửa” miền Đông
  12. Clip Ukraine đưa thương binh rời khỏi khu vực chiến sự đang diễn ra ác liệt
  13. Nguyên nhân phương Tây tranh cãi về viện trợ xe tăng hiện đại cho Ukraine
  14. Nga: Phản công ở Soledar bất thành, Ukraine mất 200 lính
  15. Tầm quan trọng của Soledar khiến Nga và Ukraine quyết giành giật bằng mọi giá
  16. Tình hình Ukraine: Nga tăng quân số, đẩy mạnh chiến dịch; hàng xóm “sát vách” dứt khoát cự tuyệt Kiev một việc
  17. Nga sắp đạt được thành quả lớn nhất ở Ukraine kể từ mùa hè 2022
  18. Quyết định bất ngờ của Tổng thống Ukraine Zelensky
  19. Quan chức Biên phòng Ukraine: Nga đang chuyển quân từ Belarus tới chiến trường miền Đông
  20. Nga nêu những vấn đề cần khắc phục sau gần 11 tháng xung đột với Ukraine
  21. Tâm điểm nóng nhất trong “chảo lửa” xung đột Nga - Ukraine
  22. Nga phản ứng sau khi Lầu Năm Góc tính huấn luyện Ukraine sử dụng Patriot trên đất Mỹ
Video và Bài nổi bật