Chi phí Nhật Bản bỏ ra để mua hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Nhật Bản ngày 23/12 đã thông qua khoản ngân sách chi đề mua hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất và sẽ lắp đặt các tên lửa này lên tàu khu trục.
Chi phí Nhật Bản bỏ ra để mua hàng trăm tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ
Tàu khu trục Mỹ USS Preble phóng tên lửa hành trình Tomahawk trong cuộc diễn tập ở ngoài khơi California.

Khoản chi tiêu này là một phần trong ngân sách quốc phòng kỷ lục được nội các Nhật Bản thông qua ngày 23/12, tương đương 51,4 tỷ USD cho năm tài khóa 2023, bắt đầu vào tháng Tư.

Tuần trước, Tokyo thông báo kế hoạch tăng gần gấp đôi chi tiêu quân sự trong 5 năm tới. Khoảng 30 phút trước khi Nhật Bản họp nội các, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa ra biển theo hướng về phía Nhật Bản. Đây là vụ phóng mới nhất trong hàng chục vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trong năm nay.

Theo WSJ, khoảng 10,6 tỉ USD được phân bổ trong ngân sách mới nhất của Nhật Bản để phát triển khả năng tấn công các cơ sở quân sự ở các quốc gia đối thủ trong trường hợp nổ ra xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada nói Nhật Bản có thể phản công chớp nhoáng trước khi đối phương kết thúc đợt tấn công.

Trong gói ngân sách mới, Nhật Bản chi 1,6 tỉ USD để mua các tên lửa hành trình Tomahawk và 832 triệu USD phục vụ các công tác kỹ thuật, lắp đặt tên lửa trên các tàu khu trục lớp Aegis và chi phí huấn luyện.

Kể từ mùa xuân năm 2026, các tàu khu trục Nhật sẽ được trang bị tên lửa Tomahawk, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Tokyo sẽ đàm phán với Mỹ về giá tên lửa Tomahawk mua với số lượng lớn. Giá bán của mỗi quả tên lửa Tomahawk là khoảng 1,7 triệu USD. Không rõ Nhật Bản dự định mua bao nhiêu tên lửa nhưng số lượng được cho là lên tới hàng trăm.

Theo WSJ, Mỹ hiện có kho dự trữ 4.000 tên lửa Tomahawk có thể giao ngay. Các tên lửa Tomahawk được Mỹ sử dụng rộng rãi trong xung đột ở Iraq, Syria và Libya. Khoảng 100 quả tên lửa được quân đội Mỹ sử dụng mỗi năm phục vụ huấn luyện.

Anh hiện là quốc gia duy nhất được Mỹ bán tên lửa Tomahawk. Úc cũng là đối tác tiềm năng do quốc gia này đã gia nhập liên minh quân sự AUKUS cùng Anh và Mỹ.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada, Tokyo muốn đưa các tên lửa Tomahawk vào trực chiến để củng cố năng lực quân sự, trong khi chờ các mẫu tên lửa nội địa mới đang được phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật