Triều Tiên lý giải việc liên tiếp thử tên lửa trong 2 tuần qua

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 9/10, CHDCND Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo, mỗi quả chỉ cách nhau 6 phút và đều rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Đây là lần phóng tên lửa thứ 7 của Bình Nhưỡng trong 2 tuần gần đây.
Triều Tiên lý giải việc liên tiếp thử tên lửa trong 2 tuần qua
Tên lửa tầm trung Hwasong-12 được phóng thử ở Bình Nhưỡng vào cuối tháng 8/2017. Ảnh: KCNA.

Theo Reuters, vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng sáng 9/10 diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng vì các cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu tại khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshiro Ino cho hay, tên lửa đầu tiên được bắn vào khoảng 1h47 (giờ địa phương) và tên lửa còn lại được bắn khoảng 6 phút sau đó.

"Cả 2 tên lửa của Triều Tiên đều được phóng từ khu vực Munchon thuộc tỉnh Gangwon, đạt độ cao 100km và tầm xa 350km", ông Toshiro Ino nêu rõ.

Trước những diễn biến nêu trên, quân đội Mỹ đang tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, dù Washington khẳng định vụ phóng mới nhất không gây mối đe dọa nào đối với Mỹ cũng như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ xác nhận sẽ triển khai nhóm tàu sân bay dẫn đầu bởi tàu USS Ronald Reagan gần bờ biển Hàn Quốc.

Về phía Bình Nhưỡng, hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời Người phát ngôn của Cơ quan quản lý hàng không nước này tuyên bố, các vụ thử tên lửa diễn ra theo kế hoạch và là biện pháp bảo vệ an ninh đất nước khỏi các mối đe dọa quân sự. 

Giới chuyên gia nhận định, các vụ thử tên lửa của Triều Tiên ẩn chứa những thông điệp khác nhau. Reuters trích dẫn một số yếu tố giúp các chuyên gia giải mã thông điệp của Bình Nhưỡng. 

Trong vòng 2 tháng qua, quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận trên không, trên biển và trên bộ với lý do để phòng vệ. Nhưng, phía Bình Nhưỡng lâu nay vẫn coi đây là "hành động thù địch" đối với nước này. Vì thế, việc liên tiếp thử tên lửa có khả năng giúp Bình Nhưỡng truyền đi thông điệp về sự cải thiện kỹ thuật của nước này trong thời gian không đáp lại các lời kêu gọi đàm phán của Hàn Quốc và Mỹ. 

Ngoài ra, khi cả thế giới đang đổ dồn vào chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành ở Ukraine, chắc chắn Bình Nhưỡng không muốn bị "lãng quên" tạm thời. Chuyên gia Robert Ward từ viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) nhận định, sau một thời gian không hề đả động tới những lời kêu gọi nối lại đàm phán từ phía Seoul và Washington, rất có thể Bình Nhưỡng sẽ hé mở "cánh cửa đối thoại".

Tuy nhiên, cái thế của Bình Nhưỡng không còn như trước, bởi nước này đã xích lại gần Nga hơn trong khi quan hệ giữa Nhật Bản với Nga trở nên xấu đi, đồng thời do cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thẳng, Trung Quốc cũng xích lại gần Triều Tiên hơn.

Bình Nhưỡng có thể sử dụng việc thử tên lửa để các bên phải xoa dịu bằng cách giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, nhằm giảm bớt khó khăn trong bối cảnh kinh tế nước này đang bị thiệt hại nặng nề sau thời gian dài bị trừng phạt và ảnh hưởng bởi COVID-19.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15287
  1. Hai phi đạn Triều Tiên bắn lúc rạng sáng khả năng là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm
  2. Bán đảo Triều Tiên dậy sóng sau vụ phóng tên lửa thử 7 của Triều Tiên
  3. Nhật Bản, Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên lại phóng 2 tên lửa, Mỹ nhấn mạnh bản chất “gây bất ổn”
  4. Bộ Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo Mỹ
  5. Chi tiết đặc biệt trong vụ phóng 2 tên lửa mới nhất của Triều Tiên vào hôm nay
  6. Thế khó của Mỹ trước Triều Tiên
  7. Tên lửa Triều Tiên theo sát chân tàu sân bay Mỹ
  8. Giải mã mục tiêu của tên lửa Triều Tiên qua quãng đường bay
  9. Lý do Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản thời điểm này
  10. Hội đồng Bảo an chia rẽ vì tên lửa Triều Tiên
  11. Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa, Mỹ - Hàn gấp rút tập trận tác chiến cùng tàu sân bay
  12. Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí theo dõi sát sao những động thái của Triều Tiên
  13. Hàn Quốc cảnh báo sẽ phản ứng mạnh hơn nữa với Triều Tiên
  14. Chiến thuật của Triều Tiên khi phóng tên lửa qua Nhật Bản
  15. Mỹ chỉ trích Nga, Trung Quốc “bảo vệ Triều Tiên toàn diện”
  16. Triều Tiên phóng thêm 2 tên lửa sau khi Mỹ-Hàn tập trận chung
  17. Hạ viện Nhật thông qua nghị quyết phản đối Triều Tiên phóng tên lửa
  18. Chuyên gia Hàn Quốc lý giải phản ứng bí ẩn của truyền thông Triều Tiên sau vụ phóng IRBM
  19. Bí ẩn tên lửa Triều Tiên vừa bắn và động thái đáp trả của liên quân Mỹ- Hàn Quốc
  20. Trung Quốc và Nga phản đối HĐBA LHQ họp công khai về Triều Tiên
  21. Nga, Trung đối đầu Mỹ vì đề xuất họp Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên
Video và Bài nổi bật