Kinh tế Nga rơi vào tình trạng hiếm gặp

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lần đầu tiên trong một thế kỷ, Nga đối mặt tình trạng không thanh toán được nợ nước ngoài. Theo Bloomberg ngày 27-6, đây là hệ quả từ các biện pháp trừng phạt ngày càng khắc nghiệt của phương Tây khiến các tuyến thanh toán cho chủ nợ nước ngoài của Nga bị đóng.
Kinh tế Nga rơi vào tình trạng hiếm gặp
Theo Bloomberg ngày 27-6, các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt của phương Tây khiến Nga không thành toán được nợ nước ngoài. Ảnh: AP

Nga lẽ ra phải thanh toán khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD vào ngày 27-5 nhưng được ân hạn đến ngày 26-6, hạn chót bị xem là vỡ nợ nếu Nga không thể thanh toán.

"Đây là điều hiếm khi xảy ra. Một chính phủ có khả năng trả nợ nhưng bị một chính phủ nước ngoài ép vào trạng thái vỡ nợ" – chuyên gia Hassan Malik của Công ty Loomis Sayles & Company LP (Mỹ) khẳng định.

Trước đó, vào ngày 23-6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định việc gọi Nga vỡ nợ là "một trò hề".

Với doanh thu hàng tỉ USD mỗi tuần từ hoạt động xuất khẩu năng lượng bất chấp xung đột Nga-Ukraine, Bộ trưởng Siluanov tuyên bố quốc gia của ông có khả năng tài chính để thanh toán nợ.

"Mọi người gọi thế nào cũng được. Tuy nhiên, những ai hiểu chuyện đều biết rằng đây không phải là một sự kiện vỡ nợ" – Bộ trưởng Siluanov nhấn mạnh.

Mỹ đã ngăn Nga thanh toán nợ công bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài, theo đài RT. Tháng trước, Washington đã chấm dứt việc miễn thanh toán trái phiếu, với ý định ngăn Nga trả nợ công để quốc gia này vỡ nợ. Moscow cáo buộc Washington tìm cách gây ra một vụ "vỡ nợ nhân tạo".

Trong một động thái phản ứng, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-6 ký sắc lệnh ban hành một quy trình tạm thời về việc thanh toán nợ công bằng ngoại tệ.

Theo tài liệu được công bố trên trang web của Điện Kremlin, nghĩa vụ trái phiếu châu Âu của Nga sẽ được công nhận là "đã hoàn thành" ngay khi được thanh toàn bằng đồng rúp trong một khoản tiền tương đương với giá trị ngoại tệ. Khoản tiền này sẽ được tính toán dựa trên tỉ giá hối đoái hiện hành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật