Giải mã bằng chứng “sự sống” trên Sao Hỏa từ ảnh chụp của NASA

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tàu Mars Reconnaissance quay quanh quỹ đạo sao Hỏa của NASA đã chụp được nhiều bức ảnh về hành tinh đỏ. Trong kho dữ liệu hình ảnh này, các nhà khoa học Mỹ tìm được bằng chứng sao Hỏa sống được.
Giải mã bằng chứng “sự sống” trên Sao Hỏa từ ảnh chụp của NASA
Ảnh minh họa

Các nhà khoa học hành tinh thuộc viện Khoa học Hành tinh ở Arizona, Mỹ đã xác định được trong các bức ảnh về sao Hỏa do tàu Reconnaissance của NASA chụp có các trầm tích chứa đất sét trên khắp phía bắc Ladon Valles, phía Nam lưu vực Ladon và các cao nguyên phía Tây Nam xung quanh lưu vực Ladon.

Những vùng trên đều là một phần của khu vực rộng lớn được gọi là Margaritifer Terra. Đây là khu vực nằm ở ngay phía Nam đường xích đạo sao Hỏa, có địa hình hỗn loạn và cổ xưa.

Đất sét cho thấy nước đã có trên sao Hỏa từ lâu. Nguyên do là vì đất sét được hình thành trong điều kiện pH trung tính với lượng nước bốc hơi tối thiểu.

Nhóm chuyên gia suy đoán nước đã chảy đến khu vực này trên sao Hỏa từ khoảng 3,8 tỷ năm - 2,5 tỷ năm trước.

Tiến sĩ Catherine Weitz, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay: "Các lớp trầm tích nhiều lớp có tông màu sáng đầy màu sắc có độ lún tương đối thấp và chứa đất sét trong khoảng cách 200 km là bằng chứng cho thấy một hồ nước rất có thể đã xuất hiện trong lưu vực Ladon và phía bắc Ladon Valles".

Sự tồn tại của hồ nước và đất sét được các chuyên gia cho rằng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống vào thời điểm nó tồn tại và phát triển.

Với phát hiện quan trọng này, các nhà khoa học tin rằng, những điều kiện trên có thể đã hỗ trợ sự sống trên sao Hỏa từ vài tỷ năm trước.

Do đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm tìm được những bằng chứng xác thực hơn để chứng minh sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật