Đừng dùng B.L để giải quyết vụ xô xát tại trường quốc tế ở TP.HCM

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ việc tại trường Quốc tế TP.HCM American Academy cho thấy bảo vệ trẻ em bằng cách tấn công lại trẻ khác còn phổ biến dù trong vụ việc, mọi đứa trẻ đều cần được an toàn.
Đừng dùng B.L để giải quyết vụ xô xát tại trường quốc tế ở TP.HCM
Hoạt động ngoại khoá của học sinh trường ISHCMC - American Academy. Ảnh: ISHCMC-AA.

Bàn về an toàn, chúng ta quen thuộc hơn với an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn cháy nổ, chứ ít khi bàn tới an toàn học đường cho đến khi có vấn đề xảy ra.

Bàn về trường học, chúng ta thường tập trung vào chương trình, thành tích học tập, cơ sở vật chất, chứ cũng chưa thực sự quan tâm đến an toàn học đường, và tất nhiên, lại cho đến khi có vấn đề.

Vấn đề an toàn như nước với cá, như không khí với muôn loài, chúng ta cứ sống như một điều hiển nhiên mà ít khi thực sự quan tâm đến yếu tố sống còn này.

Trong khi đó, an toàn không chỉ là bảo vệ khỏi mất an toàn hay nguy hiểm. Cách thức bảo vệ con trẻ, tham gia vào các cuộc hội thoại khi có sự cố xảy ra cho chúng ta biết đó chỉ là chiến đấu với B.L A bằng B.L B hay chúng ta thực sự đang bảo vệ và nuôi dưỡng văn hóa an toàn cho con em của mình.

Bảo vệ trẻ, cập nhật thông tin chính xác, kịp thời

Xã hội có luật pháp, trường học có quy định. Tôi gần như chắc chắn rằng mọi trường học đều có các quy định kỷ luật đối với hành vi vi phạm từ nhỏ như sai đồng phục đến nghiêm trọng như B.L. Tuy nhiên, tôi không chắc các trường có quan điểm, hệ thống, quy trình xử lý đảm bảo yếu tố an toàn học đường.

Khi có tình huống bắt nạt, quấ‌ּy rố‌ּi hay B.L xảy ra, nhà trường nhanh chóng mang quy định ra để răn đe các học sinh gây rối. Tuy nhiên, đó mới chỉ là chống B.L học đường, tức “triệt tiêu đối tượng gây ra B.L”. Trong khi đó, tất cả học sinh đều cần được bảo vệ dù các em là người bị tấn công, tấn công, chứng kiến, thậm chí nghe đồn thổi.

Điều đó có nghĩa mỗi học sinh đều cần được bảo vệ phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của các em.

Đó đồng thời là định nghĩa về trường học an toàn. Theo Schoolsafety, trường học an toàn là trường học thúc đẩy mọi hành động bảo vệ học sinh khỏi việc tiếp xúc với bất kể nguy cơ mất an toàn nào.

Khi học sinh bị tấn công, em cần được lắng nghe, trấn an, đánh giá sớm nhất có thể tình trạng tổn thương, nhận sự giúp đỡ từ người quan trọng với em hoặc hỗ trợ chuyên môn nếu cần.

Với học sinh tấn công, thay vì tiếp cận về vấn đề đạo đức xấu xa, côn đồ, chúng ta cần cách tiếp cận khác. Các em cũng có khó khăn cần giúp đỡ. Việc hỗ trợ sẽ giúp các em hiểu khó khăn không phải là lời biện hộ cho hành vi của mình.

Với học sinh chứng kiến và biết tin, chúng ta có trách nhiệm đảm bảo các em không quá sợ hãi hay coi đó là hành vi nên học theo vì trông có vẻ mạnh mẽ hay lại biến bức xúc, bất bình của mình trở thành cơn cuồng nộ để lại tham gia vào việc "tẩy chay, lên án” học sinh tấn công.

Các em cần biết mình có quyền, thậm chí có trách nhiệm cũng như cần được hướng dẫn cách thức bảo vệ trường học của mình khỏi B.L.

Cuối cùng, đối với những người liên quan đến nhà trường bao gồm cả cha mẹ và thầy cô, trách nhiệm của trường học là cập nhật thông tin chính xác và kịp thời. Bất kỳ một sự chậm trễ nào đều đủ để người theo dõi hoài nghi và diễn giải theo cách của mình.

Đó là trong phạm vi trường học với mô hình nghe có vẻ lý tưởng, nhưng trên thực tế, bảo vệ trẻ em lại là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em bằng cách tấn công kẻ tấn công dường như còn phổ biến, chứ bảo vệ trẻ em một cách an toàn lại là điều xa lạ với hầu hết chúng ta.

Một sự kiện của trường ISHCMC - American Academy được phát trực tiếp cho học sinh theo dõi. Ảnh: ISHCMC-AA.

B.L từ bạn bè hay người lớn đều khiến trẻ mất an toàn

Quyền của trẻ em là được bảo vệ. Trách nhiệm của người lớn là bảo vệ trẻ em. Nhưng khi chúng ta bảo vệ con trẻ bằng cách tấn công, sỉ nhục người khác, chúng ta thực chất đang nói gì với các em?

Liệu có phải chúng ta đang nói hành vi cào, đấm, đá… “man rợ”, “hoang dại”, “côn đồ”, còn những tấn công tinh vi hơn như bằng lời nói, qua màn hình lại được chấp nhận? Thời đại này, chúng ta phải hiểu quấ‌ּy rố‌ּi, bắt nạt, lạ‌m dụn‌g dù bằng lời nói, thư tín, qua mạng hay tác động vật lý trực tiếp và dù lý do chính đáng thế nào, đều như nhau, đều là B.L.

Và không có cách nào chúng ta có thể thực sự bảo vệ, nuôi dưỡng văn hóa an toàn cho con em mình mà lại thông qua B.L. B.L từ bạn bè thật đáng sợ, B.L từ những người lớn sẽ không chỉ đáng sợ, còn kích động. Tất thảy đều như nhau, đều khiến các em thấy mất an toàn.

Vậy thế nào là cách thức an toàn để bảo vệ an toàn cho các con?

Với cha mẹ đang theo dõi sự vụ B.L như chuyện tại trường ISHCMC-AA, họ có thể nói chuyện với con của mình về sự kiện này nếu con đã nghe đâu đó dù là xem trực tiếp hay đơn giản là trong bàn ăn khi nghe mọi người trao đổi với nhau.

“Con nghĩ sao về việc bạn A tấn công bạn B?”, “về cách nhà trường xử lý?”, “về cách nhiều người dùng mạng xã hội bình luận, người ủng hộ, người can ngăn?”, “những ai cần được bảo vệ trong câu chuyện này?”, thậm chí cả “các thông điệp và ngôn ngữ sử dụng của người mẹ khi yêu cầu công lý?”.

Khi biết điều con nghĩ, chúng ta sẽ có thể an tâm nếu con mình đang có chính kiến vững vàng, lành mạnh về vấn đề an toàn và B.L hay biết đâu, con đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những gì đang diễn ra để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài ra, tất cả cha mẹ nên hướng dẫn con cách nhận diện nguy cơ mất an toàn từ ánh mắt, cử chỉ, không gian, thông tin, người con tiếp xúc. Phần lớn vấn đề mất an toàn thường đều có thể phòng tránh trước khi điều đáng tiếc xảy ra. Và nếu sự tấn công vẫn diễn ra, con nên tự bảo vệ bằng cách thức tôn trọng thay vì gây hấn. Con có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô và cha mẹ.

Một khi con đã tìm kiếm cha mẹ, việc của cha mẹ là giữ bình tĩnh. Cha mẹ có thể xót xa, tức giận, lo lắng, nhưng các con không cần những điều đó để cảm thấy an toàn. Chúng ta ở đây để đảm bảo con an toàn. Chúng ta sẽ làm điều đó tốt nhất khi bình tĩnh. Bình tĩnh cho phép chúng ta suy nghĩ thấu đáo và tìm giải pháp.

Cuối cùng, khi cha mẹ xem, bình luận, like, share một bài viết, video; truy đuổi đến cùng sự việc; hay đơn giản là quyết định nói chuyện với con về các chủ đề này, hãy dừng lại và tự hỏi chúng ta làm điều đó để làm gì.

Nếu câu trả lời là để biết mà còn bảo vệ an toàn cho con, đồng thời cha mẹ cần nhớ thêm an toàn không chỉ là sự vắng mặt của quấ‌ּy rố‌ּi, lạ‌m dụn‌g hay B.L, đó hơn hết là sự có mặt của sự tôn trọng và yêu thương.

Thạc sĩ tâm lý Phương Hoài Nga (ĐH Toulouse II-Le Mirail, Pháp) có hơn 15 năm làm việc trong lĩnh vực tâm lý học trẻ em và v‌ị thà‌nh niê‌n (trong đó, cô làm tâm lý học đường trong 11 năm).

Cô đồng thời là dịch giả, người hiệu đính cho nhiều cuốn sách về tâm lý trẻ em và gia đình. Cô hiện là chuyên gia tham vấn - trị liệu tâm lý độc lập cho trẻ em và gia đình. Tháng 6/2022, cô Phương Hoài Nga dự kiến ra mắt cuốn LÀM cha mẹ hoàn hảo, trong đó có những gợi ý để cha mẹ vượt qua rào cản của lo lắng, bất an và những rừng thông tin trái chiều để định hướng và can đảm cùng con trưởng thành.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14600
  1. Vụ bạo lực tại trường quốc tế ở TP.HCM biến thành bắt nạt trực tuyến
  2. Đời tư kín tiếng của Thủy Bi - nữ ca sĩ vừa gây sốt cộng đồng mạng khi con gái bị bạo hành ở trường quốc tế
  3. Tin tức giáo dục đặc biệt 31.5: Học sinh đánh nhau, phụ huynh nên làm gì?
  4. UBND TPHCM chỉ đạo “nóng” vụ học sinh bị đánh ở trường quốc tế
  5. Chuyện quá khứ: Thủy Bi từng bị vợ Duy Mạnh “xanh chín”, bóc mẽ chuyện làm “con giáp thứ 13”
  6. Học sinh trường quốc tế đánh nhau: Thông tin mới nhất từ nhà trường
  7. Soi nhan sắc Thủy Bi - “chiến thần” live stream, bà mẹ hot nhất mạng xã hội những ngày qua
  8. Hé lộ mức học phí khủng tại trường quốc tế có học sinh đánh nhau
  9. Ngọc Thanh Tâm tiết lộ từng là nạn nhân ở trường quốc tế tại TP.HCM
  10. Trường quốc tế ở TP.HCM thừa nhận chưa khéo léo với phụ huynh
  11. Hiệu trưởng trường quốc tế ở TP.HCM: ’Những người đã chia sẻ hoặc tham gia phát tán những thông tin vụ ẩu đả, hãy dừng lại
  12. Hằng ‘Túi’ nhắn mẹ đơn thân Thủy Bi phải ‘hóa thú’
  13. Bộ GD&ĐT đề nghị xác minh, xử lý vụ bạo lực trong học sinh ở trường quốc tế
  14. Xôn xao bạo lực học đường tại trường quốc tế: Chuyên gia tâm lý nói gì?
  15. Hiệu trưởng trường quốc tế ở TP.HCM phản hồi thông tin một phụ huynh tố con bị đánh
  16. Phong cách ăn mặc đậm chất bên ngoài giản dị, bên trong nhiều tiền của cựu ca sĩ Thuỷ Bi
  17. Vụ phụ huynh trường quốc tế tố con bị bạn đánh dã man: Sẽ chấm dứt việc học của con tại ngôi trường này
Video và Bài nổi bật