Những thông tin cần biết về bệnh đậu mùa khỉ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước những lo lắng về bệnh đậu mùa khỉ, WHO đã cung cấp các thông tin cần thiết để các quốc gia có biện pháp phòng, chống phù hợp.
Những thông tin cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Biểu hiện của người bị đậu mùa khỉ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến nay trên thế giới đã ghi nhận khoảng 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 100 ca nghi mắc. Dự kiến, sẽ có thêm nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo khi việc giám sát mở rộng. Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh, WHO đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh đậu mùa khỉ, PNVN xin giới thiệu đến độc giả.

bệnh đậu mùa khỉ là gì? Tại sao bệnh này được gọi là "đậu mùa khỉ"?

Đậu mùa khỉ là một bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958. Đến năm 1970, bệnh chính thức được phát hiện ở người.

bệnh đậu mùa khỉ thường gặp ở đâu?

bệnh đậu mùa khỉ thường thấy ở Trung Phi và Tây Phi nơi có nhiều rừng nhiệt đới và nơi các loài động vật có thể mang virus thường sinh sống. Ngoài ra, thi thoảng cũng có ca bệnh được ghi nhận ở các nước khác ngoài Trung Phi và Tây Phi, sau khi di chuyển từ các khu vực có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: Sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da.

Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt.

Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc và mắt. Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở một số người, chúng có thể dẫn đến các biến chứng y khoa và thậm chí là t‌ử von‌g. Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền có thể suy giảm miễn dịch, có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và t‌ử von‌g.

Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn và nhiễm trùng mắt (có thể dẫn đến mất thị giác). Có khoảng 3% đến 6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến t‌ử von‌g ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây, thường ở trẻ em hay người có bệnh lý khác.

bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người như thế nào?

bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh. Vật chủ bao gồm động vật gặm nhấm và động vật linh trưởng. 

Nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ từ động vật có thể giảm được bằng cách tránh tiếp xúc mà không có sử dụng bảo hộ cá nhân với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật bị ốm hoặc đã chết.

bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng. Bạn có thể bị lây bệnh đậu mùa khỉ do tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Các biểu hiện như: Nốt ban, dịch c‌ơ th‌ể và vảy;qQuần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác bị nhiễm virus cũng có thể làm lây bệnh cho người khác; vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm.

Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người đã tiêm vaccine ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. 

Tuy nhiên, người trẻ tuổi ít có khả năng đã tiêm phòng bệnh đậu mùa. Bởi hoạt động tiêm phòng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán vào năm 1980. 

Người đã được tiêm phòng đậu mùa sẽ được bảo vệ ở mức độ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ. Do đó, họ vẫn cần thực hiện các biện pháp đề phòng để bảo vệ bản thân và người khác.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và t‌ử von‌g. Cán bộ y tế cũng có nguy cơ cao do phơi nhiễm virus trong thời gian dài hơn.

Người dân có thể phòng bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu bạn cần phải tiếp xúc với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy khuyến khích người nhiễm bệnh tự cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào nếu có thể. Khi bạn tiếp xúc gần với họ, họ cần đeo khẩu trang y tế, đặc biệt là họ đang bị ho hoặc có tổn thương trong miệng. Bạn cần cũng đeo khẩu trang để phòng virus.

Tránh tiếp xúc da với da bất cứ khi nào có thể và sử dụng găng tay dùng một lần nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương. Hãy đeo khẩu trang khi xử lý quần áo hoặc ga gối nếu người đó không thể tự làm được.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc.

Giặt quần áo, khăn, ga giường và dụng cụ ăn của người đó bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn một cách phù hợp.

Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ không?

Hiện đã một số loại vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. Một loại vaccine mới hơn đã được phát triển để phòng bệnh đậu mùa (MVA-BN - còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) đã được phê duyệt vào năm 2019 để sử dụng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và hiện chưa được phổ biến rộng rãi. 

WHO hiện đang làm việc với nhà sản xuất để nâng cao khả năng tiếp cận. Những người đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa trước đây cũng sẽ có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ. 

Phương pháp nào điều trị bệnh đậu mùa khỉ?

Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ thường tự hết mà không cần điều trị. Điều quan trọng là cần chăm sóc nốt ban bằng cách để chúng tự khô nếu có thể hoặc băng lại bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng bị tổn thương nếu cần thiết.

Tránh chạm vào bất cứ chỗ đau nào trong miệng hoặc mắt. Có thể súc miệng và nhỏ mắt với điều kiện là tránh sử dụng sản phẩm có chứa cortisone. Trong khi đó, Globulin miễn dịch ở người (vaccinia Immune Globulin- VIG) được khuyến cáo sử dụng trong các ca bệnh nghiêm trọng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14590
  1. Anh xác nhận virus đậu mùa khỉ lây lan trong cộng đồng
  2. Quốc gia châu Á thứ hai phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ
  3. Cơ quan y tế Anh, Italy nhận định về khả năng bệnh đậu mùa khỉ lây lan
  4. Yên Bái: Tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
  5. Chuyên gia lý giải tại sao bệnh đậu mùa khỉ khó có khả năng thành đại dịch
  6. Ai dễ mắc bệnh đậu mùa khỉ?
  7. WHO nói “không rõ liệu có thể ngăn chặn” đậu mùa khỉ, bệnh lan thêm 2 quốc gia
  8. Anh khuyến cáo người mắc đậu mùa khỉ nên kiêng quan hệ tình dục
  9. WHO theo dõi sát sao bệnh đậu mùa khỉ
  10. Đậu mùa khỉ có thể tự khỏi và phòng ngừa bằng vaccine
  11. Hungary và Na Uy xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ
  12. Nỗ lực ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ
  13. 4 hiểu nhầm thường gặp về bệnh đậu mùa khỉ
  14. Lo ngại nguy cơ dịch đậu mùa khỉ bùng phát toàn châu Âu
  15. Nhiều nước ghi nhận số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ gia tăng
  16. Giới chuyên gia y tế e ngại dịch đậu mùa khỉ có thể chuyển biến xấu
  17. Số ca lại tăng, WHO bắt đầu truy tìm đậu mùa khỉ ở Đông Nam Á
  18. Thêm nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Canada, Mỹ
  19. Nóng: Dịch đậu mùa khỉ phức tạp, Việt Nam giám sát người đến từ 12 quốc gia lưu hành ca bệnh
  20. Số ca nhiễm đậu mùa khỉ đang tăng cao trên thế giới: Lây truyền qua đâu, triệu chứng thế nào?
Video và Bài nổi bật