Vợ ép chồng kiếm thật nhiều tiền, lên chức, có phải B.L gia đình?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dự luật Phòng chống B.L gia đình (sửa đổi) quy định 18 hành vi được coi là B.L. Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hàng loạt hành vi từ thực tiễn.
Vợ ép chồng kiếm thật nhiều tiền, lên chức, có phải B.L gia đình?
Giám đốc Sở Tư pháp Long An Phan Thị Mỹ Dung. Ảnh: Quốc hội.

Phiên thảo luận tại tổ về Luật Phòng chống B.L gia đình (sửa đổi) chiều 30/5 ghi nhận rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung hành vi được coi là B.L gia đình, bên cạnh 18 hành vi đã được quy định trong dự thảo. Đây cũng là nội dung được đại biểu góp ý nhiều nhất.

Rất nhiều hành vi B.L khó nhận diện

Giám đốc Sở Tư pháp Long An Phan Thị Mỹ Dung cho rằng bên cạnh hành vi B.L có biểu hiện rõ ràng, nhiều hành vi “không nghĩ là B.L” nhưng lại gây ra khủng khoảng về tâm lý, tinh thần rất lớn. Đó cũng phải được coi là B.L gia đình.

“Ví dụ, khi về nhà chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có…”, nữ đại biểu dẫn chứng.

Theo bà, đây là những hành vi rất khó nhận biết nhưng cần đưa vào luật để áp dụng hiệu quả, bởi lẽ thường “không muốn vạch áo cho người xem lưng” nên việc phòng chống B.L gia đình khó khả thi và hiệu quả.

Chung góc nhìn, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng B.L về thể xác hay kinh tế có thể nhận diện được ngay nhưng B.L về tinh thần không hề đơn giản để nhận ra. Vì thế, vấn đề là cần lượng hóa biểu hiện để luật dễ thực thi.

Dự thảo luật đưa ra 18 hành vi được coi là B.L gia đình, song từ thực tiễn, ông Hùng cho rằng có thể bổ sung hành vi, nhất là về B.L tinh thần.

Dẫn câu chuyện khi thẩm tra dự luật này, Bộ trưởng Văn hóa đặt vấn đề: “Sức ép của các bà vợ cứ bảo chồng phải đi làm cho thật nhiều tiền, rồi phải lên chức nọ chức kia, đấy có phải hình thức B.L không?”. Theo ông, đó cũng là câu chuyện đặt ra để tính toán khi làm luật.

Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan chủ trì soạn thảo luật cho rằng phải tính đến trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong phòng, chống B.L gia đình, vì nếu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” thì không thể nào phòng chống B.L được.

Đại biểu Trình Lam Sinh (Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) cũng đề nghị bổ sung một số hành vi mang tính "B.L tinh thần", ví dụ chồng tối ngày đi nhậu, để vợ ở nhà…

Điều tra quốc gia B.L với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện năm 2019 tại Việt Nam cho thấy cứ 3 phụ nữ thì có gần một người bị chồng B.L thể xác hoặc B.L tìn‌ּh dụ‌ּc. Đáng nói, hơn 90% số phụ nữ bị chồng B.L không dám hoặc không muốn nhờ giúp đỡ.

Theo đại biểu, đây là số liệu rất đáng báo động, cần lưu tâm để có bước xử lý nghiêm khắc hơn.

Không chỉ chồng B.L với vợ, đại biểu Sinh cũng nêu thực tế vợ B.L chồng bằng cách dẫn chứng clip người phụ nữ đập chồng “không còn ra gì”, ông chồng chỉ biết ôm đầu bỏ chạy.

Đề nghị có nơi cách ly người có nguy cơ B.L

Nêu thực tế xuất hiện nhiều hành vi B.L đa dạng, hình thức tinh vi, phức tạp với mức độ ngày càng nghiêm trọng và khó xử lý, đại biểu Trình Lam Sinh phản ánh câu chuyện gần đây, nhiều vụ cha, mẹ t‌ּự t‌ּử ép con phải chết theo; hoặc khi bố mẹ “đứt gánh giữa đường”, con về ở với cha dượng, mẹ ghẻ bị đánh đập dẫn đến t‌ử von‌g.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) lại đặt vấn đề về “B.L gia đình trên không gian mạng”. Đó là thực tế không bằng lòng chuyện gì cũng đưa lên mạng để “bêu”. Bà cho rằng điều này khủng khiếp hơn trong gia đình.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM). Ảnh: Quốc hội.

Với giải pháp yêu cầu người có hành vi B.L giữ khoảng cách 50 m với người bị B.L, bà Kim Anh nhận định “chưa phù hợp”.

“Tôi cũng không hiểu tại sao lại yêu cầu giữ khoảng cách 50 m vì rất có thể còn B.L trên mạng, cách nhau nửa vòng trái đất vẫn B.L được”, nữ đại biểu băn khoăn.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM) đề xuất bổ sung hành vi B.L gia đình, như việc sử dụng các hình thức trừng phạt, ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần của trẻ em.

Dự luật quy định về lệnh cấm tiếp xúc khi người có hành vi B.L phải giữ khoảng cách với nạn nhân từ 50 mét trở lên, nhằm đảm bảo an toàn cho người bị B.H. Nhưng bà Lệ góp ý cần bổ sung quyền cho người bị B.L gia đình. Cụ thể, họ phải được lựa chọn chỗ ở trong chính ngôi nhà của mình khi có lệnh cấm tiếp xúc.

“Thực tế lâu nay, hầu hết người ra khỏi nhà đều là người bị B.H,trong khi họ có nhu cầu, mong muốn được cư trú ngay tại gia đình của mình. Người có hành vi B.L tại sao không phải là người đi khỏi nhà, tại sao lại phải cách ly người yếu thế?”, bà Lệ đặt vấn đề và đề nghị có nơi cách ly cần thiết cho đối tượng có nguy cơ gây B.L.

Dự án luật Phòng chống B.L gia đình (sửa đổi) bổ sung một số hành vi B.L mới như: Bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em; ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp; phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó; phân biệt giới tính, định kiến giới và các đặc trưng cá nhân của thành viên gia đình liên quan đến giới.

Hành vi cưỡng ép quan hệ; cưỡng ép thực hiện hành vi trái ý muốn của vợ hoặc chồng; xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc trẻ em hoặc thành viên khác trong gia đình; cưỡng ép mang thai, phá thai; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc các nội dung, trình diễn hành vi khi‌ּêu dâ‌ּm, kíc‌h thí‌ch B.L và vi phạm Pháp Luật… cũng được coi là B.L gia đình.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14616
  1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
  2. Thống đốc Ngân hàng cùng 3 Bộ trưởng trả lời chất vấn trước Quốc hội
  3. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để nâng hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
  4. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ phương án phù hợp giảng dạy môn Lịch sử
  5. Nghịch lý nhà xã hội: 80 căn “ế” người thuê, 350 đơn xin mua không được
  6. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và 3 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3
  7. Lo lắng về vốn đầu tư công, nguồn lực đất đai
  8. “Công ty Việt Á là ai, tại sao họ có quyền lực chi phối và sức ảnh hưởng lớn đến như vậy?”
  9. Đại biểu Nguyễn Quốc Hận: ‘Hàng nghìn ha đất bỏ hoang, dân thì ngủ gầm cầu’
  10. ĐBQH: Cán bộ, đảng viên ngay thẳng cũng nhiễm “căn bệnh” sợ trách nhiệm
  11. Lãng phí khủng khiếp từ những quy hoạch treo
  12. Cần rà soát lại một số điều, khoản trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017
  13. Trực tiếp: Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách và chống lãng phí
  14. Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
  15. Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường
  16. Người ngay thẳng, trung thực cũng có dấu hiệu nhiễm “bệnh” sợ trách nhiệm
  17. Đại biểu Quốc hồi đề nghị: Bình ổn giá xăng dầu, đẩy nhanh giải quyết vướng mắc đất đai
  18. Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nhiệm vụ cấp bách là chống được lạm phát
  19. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT giải trình về chậm giải ngân vốn đầu tư công
  20. Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: 22.000 tỷ đồng đã được giải ngân, tiền được “tiêu” vào đâu?
  21. Kiến nghị hành lang pháp lý để người thực hiện nhiệm vụ được an tâm
  22. Biến những bài học lịch sử thành những câu chuyện sinh động, dễ hiểu và nhớ lâu
Video và Bài nổi bật