Xung đột ở Ukraine dưới góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến xung đột ở Ukraine hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều; đặc biệt có ý kiến không tán thành việc Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/3, cho đó là hành động “ba phải”...
Xung đột ở Ukraine dưới góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế
 Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Nga lập tức chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trước hết cần nói rằng, trong quan hệ quốc tế không có khái niệm “ba phải”, và cũng không có trung lập thật sự. Việc bỏ phiếu trắng hay không bỏ phiếu, hoặc bỏ ra ngoài cuộc họp cũng là các cách bày tỏ thái độ.

Muốn hiểu rõ vì sao, phải hiểu việc xác định lợi ích quốc gia và cách (chiến lược) thực hiện lợi ích quốc gia của mỗi nước trong các bối cảnh không gian và thời gian nhất định – nghĩa là trong từng sự việc cụ thể, tính hiện tại và là hệ luỵ cho việc thực hiện lợi ích quốc gia trong tương lại trong các bối cảnh khu vực, quốc tế có thể dự báo.

Việc bày tỏ thái độ có rất nhiều cách – sử dụng diễn đàn quốc tế là một cách. Ủng hộ hay phản đối có thể bằng ngôn từ, bằng văn bản hay bằng hành động ngoại giao gọi là các động thái. Tuy nhiên cần hiểu rõ rằng phản đối hay ủng hộ đến mức độ nào còn tuỳ thuộc mối quan hệ song phương, tác động đa phương đối với các bên có liên quan đến lợi ích của mỗi nước.

Như vậy, bày tỏ thái độ ra sao có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau: Việc xác định lợi ích của nước ta – tức việc bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước, nâng cao uy tín của đất nước, trong quan hệ của nước ta đối với các nước liên quan hiện nay và sau khi sự kiện đó kết thúc hoặc kéo dài. Vị trí và vị thế của nước ta với các nước liên quan có quan hệ với ta (thể hiện ở việc so sánh lực lượng của ta và nước đó phụ thuộc lần nhau về an ninh-kinh tế, giao lưu văn hoá-xã hội của ta). Với các nước có quan hệ với ta, hiện nay và sau khi hiện tượng đó kết thúc - không loại trừ khả năng ta phải điều chỉnh khi bên ngoài (các nước khác) có các thay đổi về thái độ (mục đích và chiến lược).

Nói thêm về bản chất của lợi ích quốc gia. Trong một quốc gia, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; lợi ích của các tầng lớp khác nhau (giới lãnh đạo, đảng phái, chủ tư bản, công nhân, nông dân, tri thức, công chức nhà nước, lao động tự do nói chung); lợi ích cục bộ (điểm) và lợi ích chung (diện); lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài hơn. Trong nước điều hoà lợi ích bằng hệ thống luật pháp - văn bản.

Ở nước ta, lợi ích quốc gia là lợi ích chung của mọi người làm sao bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tài nguyên, hệ thống chính trị và phát triển kinh tế vì lợi ích chung của mọi người. Chính sách đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Chính sách đối ngoại được thực thi thông qua các cơ quan nhà nước và tất cả công dân khi có tham gia hoặc bày tỏ thái độ đối với các vấn đề quốc tế.

Do vậy khi đánh giá về các hoạt động ở bên ngoài, các sự kiện ở bên ngoài, phải nhìn lợi ích tổng thể của quốc gia, phải nhận thức được chính sách đối ngoại của quốc gia, phải có quan điểm rõ ràng tìm ra bản chất, nguồn gốc và tác động của các vấn đề quốc tế. Có nhiệt tình, tình cảm mà không có tri thức nhận thức và phân tích vấn đề quốc tế thì có thể làm hại lợi ích quốc gia – ở hiện tại hoặc trong tương lai.

Nhìn vào sự phản ứng của phương Tây đối với cuộc xung đột ở Ukraine, ta thấy có nhiều thái độ khác nhau - và ngay nội tại một nước cũng có những quan điểm khác nhau. Ngoài các nhân tố về triết lý sống, quan điểm về đạo đức và giá trị xã hội, về khả năng tiếp cận và phân tích thông tin, cơ bản là do nhận thức về lợi ích quốc gia theo quan điểm nhìn nhận của các nhà lãnh đạo, vị thế và ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo ở các nước, mức độ ảnh hưởng của chiến tranh tới lợi ích của các nhóm lợi ích ở các nước và việc đó lại ảnh hưởng tới vị thế của các nhà lãnh đạo như thế nào. Đối với người dân bình thường, họ chỉ nhìn lợi ích trước mắt – chiến tranh tàn phá, gây thương vong cho mọi người, nhất là phụ nữ, trẻ em, dân vô tội. Còn các nhà chính trị có khi khai thác sự việc này vì các lợi ích cá nhân hoặc đảng phái của họ.

Một điều rõ ràng là phản ứng của các nước phương Tây cũng có giới hạn – chẳng phải để cứu Ukraine mà chỉ là «Tọa sơn quan hổ đấu », viện trợ vũ khí không phải ngay từ đầu mà còn tùy diễn biến của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Có khi họ lại muốn nó kéo dài để Nga suy yếu. Tính toán lợi ích theo phương châm «đục nước béo cò», «ngư ông đắc lợi» có thể được xem là thái độ cơ bản của một số nước hiện nay. Họ hiểu rõ Nga không thể vượt qua giới hạn cho phép vì cũng chịu nhiều thiệt hại về quân sự, về kinh tế và còn ảnh hưởng lâu dài. Do vậy, hành động ra sao cần được phân tích, xem xét kỹ lưỡng, toàn diện với các nhận thức cơ bản về tính chất, đặc điểm của quan hệ quốc tế hiện nay, tính liên tục và tính thay đổi trong môi trường quốc tế, chiến lược các nước lớn qua mỗi giai đoạn.

Một khi có sự kiện nào đó xảy ra, các nước sẽ có thái độ trên cơ sở tính toán lợi ích của họ. Cho đến nay, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã ổn định – thế giới và khu vực đã thấy rõ sự đan xen lợi ích của Việt Nam với khu vực, với các nước lớn và với nhiều nước tại châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh qua việc bày tỏ thái độ của Việt Nam với các vấn đề ở ba khu vực này. Vấn đề là chúng ta luôn luôn cần phải cảnh giác, tăng cường sức mạnh và tận dụng hơn nữa sự đan xen lợi ích của nước ta với thế giới bên ngoài.

Nói thêm về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết tại phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 1/3. Đây là một nước đi bày tỏ thái độ chứ không phải là không có lập trường hoặc “ba phải”. Nhiều người cho rằng ta không lên án Nga là không phản đối cuộc xâ‌m lượ‌c phi nghĩa, không ủng hộ chính nghĩa, chính sách trung lập như vậy là không phù hợp. Tác giả tin rằng các nhà phân tích chính trị khách quan hiểu rõ lập trường của Việt Nam qua lá phiếu trắng, đó là: Việt Nam chống lại việc sử dụng B.L trong quan hệ quốc tế; Việt Nam đề nghị các nước phải tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, phải tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước; Việt Nam đề nghị các bên kiềm chế và giải quyết xung đột thông qua thương lượng; Việt Nam tôn trọng lợi ích an ninh chính đáng của mọi quốc gia.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 14573
  1. Ông Biden khẳng định sẽ cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
  2. Điểm nóng Sievierodonetsk
  3. Chiến sự Ukraine: Tấn công ồ ạt vào Sievierodonetsk nhưng Nga không ngờ đến yếu tố này
  4. Tình báo Ukraine phát hiện các vũ khí hiện đại nhất của Nga gắn đầy linh kiện của Mỹ
  5. Ông Biden: Mỹ không gửi cho Ukraine tên lửa bắn tới Nga
  6. Nga pháo kích nhà máy Ukraine, phá hủy hàng loạt khí tài
  7. Thổ Nhĩ Kỳ có thể thu được gì từ chiến sự Nga – Ukraine?
  8. Nổ lớn nghi đánh bom tại thành phố do Nga kiểm soát ở Ukraine
  9. Nga có thể tái sử dụng tàu pháo Ukraine bảo vệ cảng Donbass
  10. Tổng thống Ukraine đến “chảo lửa” miền Đông, tuyên bố sẽ giành chiến thắng
  11. Nga được gì sau khi kiểm soát trung tâm đường sắt quan trọng của Ukraine?
  12. Ukraine tiếp tục nhận viện trợ vũ khí, Tổng thống Nga cảnh báo hậu quả
  13. Tổng thống Nga và Thủ tướng Italia thảo luận tình hình Ukraine
  14. Nga nạp tên lửa hành trình xuống tàu ngầm ở Biển Đen trước nguy cơ ’phá phong toả’
  15. Nga tiến công dồn dập, Ukraine mất thành trì quan trọng ở miền Đông
  16. Mỹ và Ukraine bàn khả năng tấn công vào đất Nga
  17. Kiev không chấp nhận đổi đất lấy hòa bình, quan chức Crưm nói Ukraine mất Biển Azov
  18. Chỉ huy trưởng Trung đoàn Azov còn sống trên lãnh thổ do Nga kiểm soát đã kể gì?
  19. Thực hư 2 siêu vũ khí đến Mỹ cũng không có mà Nga đã sử dụng ở Ukraine
  20. Quân Nga tấn công dồn dập để chiếm thị trấn then chốt ở đông Ukraine
  21. Ông Putin thăm binh sĩ bị thương trong xung đột với Ukraine
Video và Bài nổi bật