Lực lượng chiến binh khiến nội bộ NATO mâu thuẫn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự ủng hộ của Thụy Điển và Phần Lan đối với lực lượng người Kurd ở Syria được xem là nguyên nhân chính khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối 2 nước này gia nhập NATO.
Lực lượng chiến binh khiến nội bộ NATO mâu thuẫn
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: Reuters.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đe dọa sẽ ngăn Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự phương Tây," vì hai nước này liên quan đến các chiến binh người Kurd mà Ankara coi là một nguy cơ an ninh trong nước.

"Chúng tôi đã truyền tải thông điệp của mình bằng những điều khoản rất rõ, rằng quá trình này sẽ không có tiến triển trừ khi mối lo ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ được giải quyết bằng hành động và thời gian cụ thể", AFP dẫn lời người phát ngôn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin sau cuộc gặp phái đoàn Phần Lan và Thụy Điển tại Ankara hôm 26/5.

Lực lượng do người Kurd ở Syria từ lâu đã là trụ cột trong những nỗ lực của phương Tây nhằm đánh đuổi các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tuy nhiên, sự ác cảm của Thổ Nhĩ Kỳ với người Kurd không chỉ gây nguy hiểm cho sự bình yên ở Syria mà còn đe dọa cả kế hoạch mở rộng của NATO, theo Financial Times.

Vai trò của người Kurd ở Syria

Người Kurd sinh sống trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran và Iraq, nhưng không có nhà nước riêng của họ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã dọa sẽ mở cuộc tấn công mới vào Syria để đối đầu với Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân Người Kurd ở Syria (YPG). Lực lượng này bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là cùng phe phái với đảng Công nhân Kurd (PKK) - tổ chức đấu tranh vũ trang chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1984. PKK cũng bị Thụy Điển, cũng như EU và Mỹ nhìn nhận là một tổ chức khủ‌ng b‌ố.

Tuy nhiên, YPG nắm vai trò quan trọng trong việc chống lại IS ở đông bắc Syria. Nhóm này nhận được vũ khí và huấn luyện từ liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu, và được quân đội từ Thụy Điển hỗ trợ.

Một số nhà phân tích cho rằng các đồng minh phương Tây như Mỹ, và thậm chí bản thân ông Tổng thống Erdoğan sẽ khó mà kiềm chế hoàn toàn hoạt động của YPG ở Syria.

Việc từ bỏ lực lượng người Kurd ở Syria “có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ và B.L hỗn loạn tương tự những gì chúng ta đã thấy ở Afghanistan năm ngoái”. “Tôi nghĩ rằng việc Mỹ lựa chọn vào thời điểm này là điều khó có thể xảy ra”, Sam hel‌ler, một thành viên của Century Foundation - tổ chức tư vấn của Mỹ thúc đẩy cơ hội, an ninh và giảm bất bình đẳng, nêu quan điểm.

Ankara từ lâu đã phản đối sự hỗ trợ của phương Tây dành cho YPG, do nhóm này có quan hệ chặt chẽ với PKK. Lực lượng đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác NATO kể từ khi thành lập vào năm 2014.

Mỹ đã cố gắng làm cho Thổ Nhĩ Kỳ dễ chấp nhận YPG hơn bằng cách thành lập Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một tổ chức bảo trợ do người Kurd lãnh đạo. Các quốc gia phương Tây, bao gồm Thụy Điển và Mỹ, ủng hộ nhóm này. Được hỗ trợ từ các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu, lực lượng đã giúp đánh bại IS vào năm 2019.

Ông hel‌ler tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục dựa nhiều vào SDF để chống lại IS, ổn định các khu vực hậu IS và ngăn chặn sự trỗi dậy của nhóm khủ‌ng b‌ố này.

Hôm 24/5, Mỹ cảnh báo ông Erdoğan không nên có bất kỳ hoạt động nào ở Syria, trong khi SDF cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đang “phô trương lực lượng” nhằm “cố gây mất ổn định khu vực và hồi sinh tàn dư của IS”.

Các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng IS không đủ mạnh để thiết lập lại "caliphate" (đế chế Hồi giáo) ban đầu của nó. Nhưng bầu không khí căng thẳng và địa lý phức tạp của miền Bắc Syria vẫn chứng kiến các “tế bào” IS ngủ yên thỉnh thoảng nổi dậy tấn công.

Liên quân do Mỹ dẫn đầu ước tính có khoảng 8.000 đến 16.000 chiến binh vẫn hoạt động ở Syria và Iraq. Khoảng 10.000 thành viên IS bị cáo buộc và hàng nghìn người nhà của họ đang ở trong nhà tù và trại do SDF điều hành. Các quan chức cấp cao của người Kurd trong nhiều năm đã cảnh báo rằng số cơ sở giam giữ này không đủ và dễ bị tấn công.

Chiến binh người Kurd thuộc Đơn vị Bảo vệ Phụ nữ ở Syria. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, các chính phủ có công dân tham gia IS không muốn cho người của họ hồi hương để xét xử hoặc phục hồi nhân phẩm, bất chấp lời kêu gọi của SDF.

Hồi tháng 1, IS đã phát động một cuộc vượt ngục ở Hasakeh, cuộc tấn công nghiêm trọng nhất của nhóm này ở Syria trong nhiều năm nay, gây ra trận chiến kéo dài 10 ngày với các lực lượng liên minh.

Trong nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh tế, Washington tháng trước đã cho phép một số khoản đầu tư nước ngoài vào các khu vực do SDF kiểm soát. Quan chức Mỹ cho biết họ đã tham khảo ý kiến của Ankara về động thái này.

Tuy nhiên, ông hel‌ler nhận định Thổ Nhĩ kỳ không hài lòng với điều này.

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ

Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã vài lần đánh vào miền Bắc Syria kể từ năm 2016, nhắm vào SDF, và cả hai bên đều phải hứng chịu thương vong trong các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh ngừng bắn.

Dareen Khalifa, nhà phân tích cấp cao về Syria tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế nhận định lời đe dọa tấn công mới của ông Erdoğan có thể nhằm gây áp lực để đàm phán về các vấn đề khác, nhưng không thể loại trừ khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực sự xúc tiến giao tranh.

Bà cũng dự đoán một cuộc tấn công như vậy sẽ dẫn đến hỗn loạn.

Theo các nhà phân tích, dường như không có khả năng Tổng tống Erdoğan sẽ đưa quân vào xung đột trực tiếp với Mỹ, nhưng thay vào đó, ông sẽ tìm cách gây tổn thất cho SDF và khiến mối quan hệ đối tác Mỹ - SDF ít bền vững hơn. Các lực lượng Mỹ “sẽ không can thiệp chống lại đồng minh hiệp ước của họ”, hel‌ler nói.

Bà Khalifa cho biết thêm Mỹ cũng không có nhiều khả năng bật đèn xanh cho một cuộc tấn công như vậy để đổi lấy việc Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.

Các chiến binh của Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Ảnh: AFP.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Erdoğan có thể muốn gây áp lực để Mỹ chấp thuận yêu cầu mua máy bay chiến đấu F-16 mới. Trong khi đó, những người khác nhìn nhận đây là một mưu đồ chính trị trong nước nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của chủ nghĩa dân tộc trước cuộc bầu cử vào năm tới.

Đối với ông Erdoğan, “chính sách đối ngoại luôn hướng đến những tính toán đối nội của ông để củng cố quyền lực”, Gonul Tol, Giám đốc chương trình Thổ Nhĩ Kỳ của viện Trung Đông ở Washington, đánh giá.

Hôm 25/5, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ sẽ không vội vàng lật ngược sự phản đối của mình, sau cuộc họp giữa các nhà đàm phán Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan tại Ankara. Trước tiên, Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi "những bước đi cụ thể" từ hai quốc gia Bắc Âu, trong đó có yêu cầu phải công nhận YPG là "khủ‌ng b‌ố".

Câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây đối với YPG sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mối quan hệ của các đối tác NATO. "Đó là điểm yếu đang tồn tại và cần được giải quyết", một điểm yếu mà ông Erdoğan có thể tiếp tục khai thác, bà Khalifa nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật