Sáng 27/5: Chỉ còn 169 ca COVID-19 nặng; bám sát sự xuất hiện của các biến chủng Omicron mới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Y tế cho biết cả nước còn hơn 1,25 triệu người mắc COVID-19 đang điều trị, giám sát; trong số này có 169 F0 nặng - con số thấp nhất nhiều tháng qua. New Zealand phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ BA.2.12.1 của biến chủng Omicron trong cộng đồng, Bộ Y tế đã và đang bám sát sự xuất hiện của các biến chủng mới
Sáng 27/5: Chỉ còn 169 ca COVID-19 nặng; bám sát sự xuất hiện của các biến chủng Omicron mới
Ảnh minh họa

Cả nước chỉ còn 169 ca COVID-19 nặng

Theo thống kê của Bộ Y tế ngày 26/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.275 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.080 ca trong cộng đồng).

Hà Nội đến nay vẫn là địa phương duy nhất ghi nhận ca mắc COVID-19 mới ở 3 con số. Hôm qua, Hà Nội ghi nhận 303 ca COVID-19 mới nâng tổng số ca bệnh trong hơn 1 năm qua lên gần 1,6 triệu, trong đó có 1.336 ca t‌ử von‌g. Thành phố còn 82.672 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó có 97 ca điều trị tại bệnh viện (tăng thêm 2 ca so với ngày trước đó) và 82.575 ca theo dõi tại nhà.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.714.008 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.227 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.706.250 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.599.109), TP. Hồ Chí Minh (609.278), Nghệ An (484.367), Bắc Giang (387.550), Bình Dương (383.771).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 9.422.085 ca. Hện nay đang điều trị, giám sát 1.254.795 trường hợp, trong đó có 169 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 101; Thở ô xy dòng cao HFNC: 29; Thở máy không xâ‌m lấ‌n: 3; Thở máy xâ‌m lấ‌n: 30; Thở ECMO: 6.

Đây là số ca COVID-19 nặng đang điều trị thấp nhất thời gian qua. Có những thời điểm số ca nặng điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước lên đến con số vài nghìn ca.

Bộ Y tế cho biết, tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, không áp dụng theo các hướng dẫn từ các nguồn thông tin không tin cậy, chưa được kiểm chứng.

TP HCM yêu cầu các quận, huyện nhanh chóng tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Sở Y tế TP HCM cho biết qua tổng hợp, báo cáo của các quận, huyện, TP Thủ Đức, các địa phương đề xuất nhu cầu vaccine phòng quá thấp, chỉ có 46.496 liều vaccine COVID-19. Trong khi số người cần tiêm mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) còn lại là 1,52 triệu người để đạt được tỉ lệ 90%.

Sở Y tế đề nghị các quận, huyện, TP Thủ Đức nhanh chóng tổ chức triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3), lần 2 (mũi 4). Thống kê số lượng người chưa tiêm đủ mũi vaccine, và ghi nhận lại lý do những trường hợp không đồng ý tiêm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trong năm 2021, TP trải qua các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19, dẫn đến hoạt động tiêm chủng mở rộng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.

Điều này khiến tỉ lệ tiêm chủng của trẻ còn thấp, đặc biệt là tỉ lệ tiêm vaccine phòng bệnh sởi, DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), có nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh đã có vaccine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật