Lái xe vượt quá giấy phép, gây chết người, chỉ bị phạt hành chính

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trần Văn Tĩnh chỉ có giấy phép lái xe hạng C, không được điều khiển xe từ 9 chỗ ngồi trở lên nhưng lại điều khiển xe 16 chỗ, gây tai nạn chết người... nhưng chỉ bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, người nhà nạn nhân cũng không nhận bồi thường.
Lái xe vượt quá giấy phép, gây chết người, chỉ bị phạt hành chính
Ảnh minh họa

Gửi đơn đến báo Báo , anh Nguyễn Đức Hà trú tại khu đô thị Hà Phong xã Báo (huyện Mê Linh, Hà Nội) có đơn trình bày: Lúc10 giờ 50 phút ngày 15/12/2020, ông Nguyễn Đức Kết (là bố anh Hà) đi xe máy đến cách ngã tư khu đô thị Long Việt (tổ 7, thị trấn Quang Minh) chừng 50 mét, sang đường thì xe ô tô khách (BKS 14B – 034.67, loại 16 chỗ) chạy tuyến Hà Nội - Quảng Ninh tông vào. Bị xe khách kéo hơn chục mét, ông Kết t‌ử von‌g tại chỗ.

hiện trường vụ tai nạn

Sau gần 4 tháng điều tra, ngày 1/4/2021, Công an huyện Mê Linh có thông báo không khởi tố vụ án vì không có hành vi phạm tội. Cơ quan công an xác định, xe khách BKS 14B – 034.67 được giao cho Nguyễn Văn Tặng điều khiển, Trần Văn Tĩnh là phụ xe.

Tại thời điểm xảy ra tai nạn, phụ xe Trần Văn Tĩnh (SN 1993, có bằng lái xe hạng C) là người điều khiển xe khách chạy hướng cầu Thăng Long – Nội Bài. Đến gần ngã tư khu đô thị Long Việt, ông Kết sang đường ở khoảng cách gần nên đã va chạm vào đầu, sườn xe khách. Cơ quan công an xác định Tĩnh không có lỗi. Công an kết luận vụ tai nạn xảy ra là do ông Kết "chuyển hướng xe không đảm bảo an toàn" và "điều khiển mô tô không đi đúng làn đường quy định".

Không đồng ý với nội dung trên, anh Hà cho rằng, hành vi của Tĩnh đã trực tiếp gây thiệt hại tính mạng cho ông Kết, mức độ vi phạm là rất nghiêm trọng. Căn cứ khoản 8, Điều 16 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017 (quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ) và điểm C, khoản 4, Điều 58 Luật giao thông đường bộ, Tĩnh chỉ có bằng lái xe ô tô hạng C, không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô chở khách 16 chỗ ngồi.

Đáng chú ý, nơi xảy ra vụ tai nạn là khu vực đông dân cư, có đặt biển báo hiệu tốc độ tối đa không vượt quá 50km/giờ, gần ngã tư giao nhau với đường đồng mức có đèn tín hiệu thì phải cho xe chạy ở tốc độ thấp đến mức không còn nguy hiểm. Theo anh Hà, Tĩnh đã chạy với tốc độ cao, không chú ý quan sát, làm chủ tình huống nên dẫn đến tai nạn.

“Khi đến gặp gia đình xin lỗi, Tĩnh thừa nhận, do áp lực chạy khoán, chạy nhanh để đón trả khách nên điều khiển xe khách chạy (tại thời điểm gây tai nạn) là khoảng 70 -80 km/giờ. Tĩnh còn khẳng định nếu anh chỉ chạy tốc độ 50km/giờ thì không thể gây tai nạn”, anh Hà cho hay.

Theo anh Hà, cơ quan điều tra không chứng minh được tốc độ xe ô tô chở khách 16 chỗ do Tĩnh điều khiển tại thời điểm gây tai nạn mà chỉ căn cứ vào lời khai của anh Tĩnh là tốc độ xe chạy khoảng 40-50km/giờ là không thuyết phục. Trong khi gia đình anh có cung cấp lời tự thú (video, ghi âm) của Tĩnh thừa nhận, tại thời điểm gây tai nạn đã điều khiển xe khách chạy với tốc độ 70 -80km/giờ. Anh Hà khiếu nại quyết định của cơ quan công an huyện Mê Linh.

Ngày 11/5, Đại tá Lê Ngọc Ly, Trưởng công an huyện Mê Linh ký văn bản thông báo giữ nguyên quyết định không khởi tố vụ án trên. Theo văn bản này, cơ quan điều tra gửi (thẻ lưu giữ dữ liệu camera hành trình xe khách BKS 14B – 034.67) trưng cầu viện Khoa học Hình Sự - Bộ Công an để giám định tốc độ của xe ô tô khách (ngay trước thời điểm xảy ra tai nạn là bao nhiêu km/h). viện Khoa học Hình Sự trả lời không đủ căn cứ xác định. Ngoài ra, xác minh tại công ty TNHH Bản đồ Việt (đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát hành trình), giám sát hành trình của xe khách này không hoạt động nên dữ liệu GPS, tốc độ không được truyền về máy chủ của công ty và Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Cơ quan công an Mê Linh xác định, việc Tĩnh chỉ có bằng hạng C nhưng điều khiển xe khách 16 chỗ không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nhưng vi phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm quy định trong Luật giao thông đường bộ. Công an huyện Mê Linh chỉ xử phạt hành chính lỗi “có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển”.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, một vụ tai nạn giao thông gây chết người là có dấu hiệu của tội phạm. Khi có dấu hiệu tội phạm, thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan điều tra. Vị này cho biết, tai nạn giao thông gây chết người là dấu hiệu tội phạm đang nhìn thấy, đồng thời phải đảm bảo thỏ‌a mã‌n các dấu hiệu của tội phạm như gây nguy hiểm cho xã hội; có lỗi vi phạm; có trong quy định trong Bộ luật Hình Sự... Trường hợp có một người chết là có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội và phải xem xét thêm các yếu tố khác như nêu ở trên.

Cần làm rõ "điểm mờ" trong vụ tai nạn

Trao đổi với Báo , luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Cty Luật Hưng Nguyên cho rằng, trong vụ án này, cơ quan điều tra (công an huyện Mê Linh) chưa làm rõ những điểm mờ của vụ tai nạn khiến việc giải quyết vụ việc thiếu thuyết phục. Cụ thể là chưa làm rõ tốc độ xe ô tô do Tĩnh lái tại thời điểm trước và khi xảy ra vụ tai nan là bao nhiêu km/giờ. Lời khai của Tĩnh mẫu thuẫn, không trung thực khi tại cơ quan điều tra (chạy xe tốc độ khoảng 40-50km/giờ) và khi nói chuyện với đại diện gia đình bị hại (Tĩnh khai chạy 70-80km/giờ) cần xem xét lại trong tổng thể vụ án.

“Cơ quan công an phải thực nghiệm điều tra, tham vấn ý kiến cơ quan chuyên môn nhưng lại không làm là vi phạm hoạt động tố tụng, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ. Cần trưng cầu giám định lại dữ liệu camera mà cơ quan điều tra thu thập được theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình Sự, Luật Giám định tư pháp để làm rõ tốc độ xe gây tai nạn”, luật sư Nguyên đề nghị.

Theo luật sư Nguyên, khoản 1, Điều 260, Bộ luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ) có nội dung: Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (vượt quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn) gây thiệt hại cho người khác (ở đây là làm chết người) thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra, luật sư Nguyên cho biết, chiếc xe gây tai nạn không đủ điều kiện kinh doanh vận tải (không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình) là một vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, cơ quan điều tra cần khởi tố để điều tra, xác định rõ hành vi, trách nhiệm các bên, kể cả chủ xe, người giao xe cho Tĩnh điều khiển.

Ngày 16/9/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Hàm Tân, Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh Tiệp (31 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trường hợp này, phụ xe này chỉ có giấy phép lái xe hạng C, không được điều khiển xe từ 9 chỗ ngồi trở lên. Thế nhưng tài xế Nguyễn Thanh Tiệp vẫn giao xe khách 16 chỗ biển kiểm soát 86B-01087 cho phụ xe điều khiển, gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật