Ăn cháo gà để qua đêm 2 bé nguy kịch: Bố mẹ đưa vào viện nhưng đã muộn

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi ăn cháo gà đã để qua đêm và uống lon nước ngọt để trong tủ lạnh, 2 cháu bé 5 tuổi và 9 tuổi đã xuất hiện triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ăn cháo gà để qua đêm 2 bé nguy kịch: Bố mẹ đưa vào viện nhưng đã muộn
Đoàn công tác của Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bạc Liêu nói chuyện với gia đình của hai cháu bé. (Ảnh: Lao động)

Theo Tuổi trẻ đưa tin, liên quan đến việc hai em nhỏ ăn cháo gà bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến qua đời, mới đây, ngày 10/5, ông Nguyễn Hùng Thái, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu cùng đại diện Phòng thương binh và xã hội TP Bạc Liêu đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình. 

Cũng theo nguồn tin trên, vụ việc T.Tâm xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 9/5. Sau khi ăn cháo gà đã nấu từ ngày hôm trước và uống lon nước ngọt để trong tủ lạnh, bé Đ.L.T.N. (9 tuổi) và bé Đ.T.T. (5 tuổi) dần xuất hiện biểu hiện ngộ độc. Ngay khi phát hiện, gia đình đã nhanh chóng đưa hai bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cấp cứu, tuy nhiên cả 2 đã không qua khỏi.

Tại căn nhà ở khóm Kinh tế, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, gia đình các em vẫn chưa hết bàng hoàng. Được biết, gia cảnh hai bé rất khó khăn, bố làm nghề đánh cá còn mẹ là nội trợ. Vì vậy, để hỗ trợ gia đình lo hậu sự, ngày 10/5, ông Nguyễn Hùng Thái, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu cùng đại diện Phòng thương binh và xã hội TP Bạc Liêu đã đến thăm hỏi, đồng thời gửi phần quà trị giá 2 triệu đồng trích từ Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh.

Xem Video: 26 trẻ nhập viện nghi ngộ độc khi ăn bánh mỳ

//


Gia đình lo hậu sự cho hai em nhỏ. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng con người. Theo trang tin Sở Y tế Hà Nội đăng tải, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thống kê hơn 20 vụ ngộ độc thực phẩm chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2021. Trong đó có 531 người mắc và 3 trường hợp không qua khỏi.

Nguyên nhân ngộ độc được xác định chủ yếu là do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%), thực phẩm bị ô nhiễm hó‌a chấ‌t (11-27%) và thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%)...

Đặc biệt, vào mùa hè, tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra ngày một nhiều hơn. Những thực phẩm giàu đạm hay thức ăn có nguồn gốc từ động vật như trứng, sữa, hải sản, thịt, cá,... nếu không được nấu kỹ hoặc để lâu không bảo quản cẩn thận trong thời gian dài thì khi ăn, người dùng sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.


Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh. (Ảnh: Giáo dục và thời đại)

Theo trang tin Sở Y tế Cao Bằng đăng tải, biểu hiện ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại tuỳ vào tình trạng. Theo đó, ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như: buồn nôn và nôn ngay có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C. Nặng hơn còn có thể dẫn đến thở nhanh, sâu, co giật...

Còn ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong c‌ơ th‌ể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh tật nguy hiểm khác. 

Vì vậy, ngay khi thấy những triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm, mọi người cần phải nhanh chóng cho bệnh nhân uống nước. Tiếp đó là kíc‌h thí‌ch cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi người bệnh nôn được. Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính để ngăn không cho chất độc thấm vào máu. Sau đó, cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí và điều trị kịp thời.


Nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: Vietnamnet)

Hiện tại, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của hai cháu bé. Dù thông tin chưa được xác minh, thế nhưng mọi người cũng nên đặc biệt cẩn thận, tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật