Vợ mất lúc sinh đứa thứ 9, ông bố Hưng Yên “gà trống” nuôi 8 đứa con: không dám cưới vợ mới

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện người đàn ông làm bố đơn thân nuôi 8 con sau khi vợ mất khiến nhiều người xôn xao. Vừa thương vừa có chút đáng trách, cuộc đời lắm lúc có những nỗi éo le như vậy.
Vợ mất lúc sinh đứa thứ 9, ông bố Hưng Yên “gà trống” nuôi 8 đứa con: không dám cưới vợ mới
(Ảnh Internet)

Đã 4 năm, anh Nguyễn Văn Hách (44 tuổi) tại thôn Vũ Xá, xã Dương Quang, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên một mình nuôi 8 người con (2 gái, 6 trai) đang tuổi ăn tuổi học, đứa nhỏ nhất khi ấy mới lên 2 tuổi. Hiện tại con gái đầu của anh đã lấy chồng, 3 người con kế xin nghỉ học giữa chừng vừa đi học nghề vừa làm để mai sau kiếm tiền phụ bố nuôi các em, 4 người con còn lại đang tuổi ăn, tuổi học.

Đáng lẽ anh đã đã là ông bố 9 con nhưng số phận nghiệt ngã cướp mất vợ và đứa con sơ sinh trong lần sinh nở. 4 năm trước, vợ anh là chị Bích đang mang thai đứa con thứ 9, khi cách ngày sinh tầm 1 tháng nhưng chị vẫn ra đồng làm cố. Trên đường về nhà, chẳng may chị bị trượt ngã do đường gồ ghề. Về nhà chị Bích giấu, không dám nói ai. Đến mấy ngày sau, chị bị đau bụng dữ dội nên được người nhà đưa đi bệnh viện gấp. 

Xem Video: "Gà trống nuôi con" sau khi bị vợ bỏ vì cụt 2 tay

//

"Lúc đó tôi chỉ nghĩ vợ sinh sớm, nhưng lên viện thì bác sĩ yêu cầu chuyển viện luôn, tôi mới biết vợ bị lưu thai, không giữ được. Sau đó, vợ tôi được chuyển lên Hà Nội nhưng cũng không cứu được cả mẹ lẫn con. Vợ mất bỏ lại tôi với 8 đứa con nheo nhóc bơ vơ", anh Hách ngậm ngùi kể lại sự cố đáng tiếc. 

Sau mất mát mẹ qua đời, 8 đứa con của anh Hách dần trở nên ít nói, lầm lì và không dạn dĩ khi tiếp xúc người lạ. 4 năm qua, mấy bố con anh Hách vừa đau đớn nỗi mất mát vừa khốn khó tự lo liệu nhau:

"Hồi mẹ các cháu mất, đứa út mới chưa đầy 2 tuổi, nó vẫn khát sữa mẹ, nửa đêm khóc đòi mẹ, nhiều đêm không ngủ vì con quấy đòi mẹ. Nhưng đứa khác đang độ tuổi học cấp 1, vẫn thỉnh thoảng hỏi mẹ đâu, tôi đành ngậm ngùi nói ’mẹ mất rồi con à’, chúng im bặt từ đó", anh Hách nhớ lại.

(Ảnh Internet)

Kinh tế trong nhà vốn đã khó, từ ngày vợ mất lại càng túng quẫn hơn. Căn nhà cấp 4 hiện anh Bách đang sống cùng các con được anh em quyên góp, vay ngân hàng mới có được vì căn nhà cũ quá dột nát, bong tróc rất nguy hiểm: “Đáng ra tôi chưa có gan xây nhà mới đâu, nhưng anh em động viên bảo: ’Tao vay hộ cho, khi nào có trả tao dần, chứ ở nhà cũ chết lúc nào không hay’, tôi mới xây lên được hơn 1 năm nay lấy chỗ cho các con trú mưa, trú nắng an toàn".

Xây được nhà mới nhưng bên trong cũng không có gì đáng giá. Sau khi vợ mất, anh Hách một mình lèo lái, bươn chải vừa làm cha làm mẹ để chăm lo cho đàn con nhỏ: “Mỗi bữa, nhà tôi tốn khoảng 2,5 kg gạo nấu cơm cho các cháu, và phải nấu vào nồi to mới đủ. Đồ ăn, những hôm nào lĩnh lương mới mua cho các cháu bữa thịt, còn không thì có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Còn có những hôm rau không có mà ăn thì các cháu ăn cơm với nước mắm. Nhà nghèo, thương con, muốn lo cho con đầy đủ như người khác, nhưng tôi cũng đành bất lực", anh Hách thở dài.

Đôi khi nhìn lại hoàn cảnh của mình, người đàn ông dù có mạnh mẽ đến đâu cũng phải cảm thán đến lựa chọn tự kết liễu nhưng anh chợt giật mình thức tỉnh vì đàn con rất cần cha. 

“Lắm lúc nghĩ cơm cho con mình ăn còn không bằng nhà người ta cho chó ăn, tủi nhục lắm! Nhà tôi được hộ nghèo, tiền học phí không phải đóng, nhưng tiền sách vở, và những khoản khác vẫn phải đóng. Nhưng nhà có đồng nào đâu, mỗi khi cô giáo đòi tôi cứ lì ra không đóng, cô giáo đòi suốt khiến mấy đứa chúng nó cũng buồn theo, về nhà đòi nghỉ học. Tôi cứ động viên con cố đi học rồi bố vay mượn đóng cho, rồi tối lại vắt óc suy nghĩ chẳng biết làm thế nào. Có đứa út một tháng tốn hơn 500 nghìn ăn ở trường là tôi bắt buộc cố phải xoay cho con. Mấy hôm trước tôi còn hỏi vay đứa đầu 1 triệu để mua sách cho các em, mà nó mới sinh cũng chẳng có tiền nên tôi cũng ngại", lời tâm sự đắng nghét của ông bố 8 con. 

Từng có người khuyên anh nên nghĩ chuyện đi thêm bước nữa nhưng ông bố 8 con không dám nghĩ đến. Gánh nặng lúc này rất lớn, chưa kể cưới người khác có khi còn khiến họ vất vả thêm chứ chẳng mang lại hạnh phúc. 

"Tôi cũng nghĩ, năm sau thằng út vào lớp 1, để các anh chị nó đưa đi học, rồi tôi sẽ tìm việc gần nhà làm kiếm thêm thu nhập cho bố con cải thiện bữa ăn trước, sau đó mọi chuyện tính sau".

Điều an ủi dành cho người đàn ông góa vợ là các con rất ngoan, biết nghe lời và thương nhau. Anh tự hào mình là “ông bố quốc dân” vì chưa từng dùng roi đánh đòn một đứa nào, đôi khi con quậy phá là chỉ cần nghe bố mắng đã sợ. Nhìn các con, tuy cuộc sống quá cực khổ nhưng cũng ít nhiều an ủi để người đàn ông có thêm động lực. 

Biết rằng con cái là lộc trời cho, tuy nhiên vấn đề kế hoạch hóa gia đình cần được tuyên truyền, giáo dục triệt để hơn nữa. Đặc biệt người dân ở vùng nông thôn vẫn còn có suy nghĩ đông con nhà thêm vui cũng như không hiểu biết về việc phòng tránh thai an toàn, đảm bảo sinh con đúng kế hoạch. Nhiều nhà túng nghèo, lại thêm đàn con nheo nhóc nên mọi chuyện càng bi đát hơn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật