Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ đề kháng cho trẻ sinh mổ

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trẻ cần bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; ăn dặm đầy đủ nhóm chất, bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ đề kháng cho trẻ sinh mổ
Các bác sĩ, khách mời tại buổi tọa đàm.

Thông tin được các bác sĩ chia sẻ tại buổi tọa đàm "Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ" vừa diễn ra trên VnExpress. Chương trình có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi, nguyên Phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM; chị Đoàn Thanh Thảo, vợ ca sĩ Hoàng Bách.

Tỷ lệ sinh mổ tăng cao, có nơi chiếm đến 60%

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi cho biết, hiện nay trên thế giới và cả Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai có xu hướng gia tăng. Thống kê của WHO năm 2016 cho thấy, ở Italy (châu Âu) tỷ lệ mổ lấy thai là 42%; tại Brazil (Nam Mỹ) là 44%, còn ở Mỹ (Bắc Mỹ) có 32% ca sinh mổ. Tại châu Á, Trung Quốc có 46% ca sinh mổ còn Việt Nam đạt 39% vào thời điểm thống kê.

Một thập niên trở lại đây, tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê gần nhất năm 2020, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam đạt đỉnh điểm, các khu vực tại Bắc, Trung, Nam số liệu này lên đến 55%, 50% hay thậm chí là 60%. Theo thống kê tại bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ này đang ở mức 43-45%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng. Lý do đầu tiên là bởi hiện nay phụ nữ có xu hướng sinh con khi đã lớn tuổi, thai phụ dễ mắc các bệnh nền như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp... có thể khiến thai lớn, khó sinh thường.

Lý do thứ hai bắt buộc phải sinh mổ là mẹ có vết mổ cũ (có một lần mổ lấy thai). 95% phụ nữ từng sinh mổ phải tiếp tục sinh mổ trong những lần kế tiếp. Ngoài ra còn các vấn đề khác khiến mẹ phải sinh mổ như khung xương hẹp (có thể vỡ tử cung khi sinh thường), trẻ ngôi bất thường như ngôi ngang, trẻ ngôi ngược, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, sa dây rốn, cổ tử cung không mở, thai xuống trong tư thế ngửa đầu gây tình huống bất xứng đầu chậu... Bác sĩ Nhi nhấn mạnh, việc sinh mổ chỉ nên thực hiện khi có chỉ định y khoa, khi bé đã đủ 39 tuần nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng, không thở được... gây t‌ử von‌g; phải nằm ở NICU (hồi sức tích cực sơ sinh) trong thời gian dài...

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi trao đổi với bác sĩ Đào Thị Yến Thủy về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sinh mổ.

Trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các lợi khuẩn trong đường ruột

Tại buổi tọa đàm, các bác sĩ nhấn mạnh, mặc dù cùng là trẻ sinh mổ, nhưng trẻ được mổ bị động (tức mẹ đã chuyển dạ sinh thường nhưng gặp vấn đề phải chuyển sang sinh mổ) vẫn được hưởng nhiều lợi ích hơn so với trẻ sinh mổ chủ động (mẹ hoặc bé được phát hiện vấn đề từ trong thai kỳ nên được chỉ định mổ từ trước, mẹ không qua giai đoạn chuyển dạ).

Cụ thể, nếu trẻ được mổ lấy thai ở thời điểm mẹ chưa chuyển dạ, không có cơn co tử cung, trẻ sẽ không được hưởng lợi từ hoạt chất quan trọng như prostaglandin, đây là hoạt chất giúp kích hoạt mô phổi và điều hòa hoạt động hô hấp của bé. Ngoài ra, do cổ tử cung mẹ chưa mở, trẻ sẽ không được tiếp xúc với lợi khuẩn đi lên từ ống â‌ּm đạ‌ּo của mẹ nên sẽ thiếu hụt các vi sinh đường ruột.

Còn khi sinh thường, trẻ được trải nghiệm trọn vẹn giai đoạn chuyển dạ, đi qua ống dẫn sinh, được ống dẫn sinh của mẹ chèn ép tống xuất dịch phổi... sẽ được hưởng đầy đủ các hoạt chất có lợi lẫn hệ lợi khuẩn từ c‌ơ th‌ể mẹ, nhờ vậy có nền tảng sức khoẻ, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột hoàn thiện hơn so với trẻ sinh mổ.

Vệc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Các nghiên cứu đã chứng minh hệ miễn dịch của nhóm trẻ sinh mổ hoạt động kém hơn trẻ sinh thường: về ngắn hạn, trẻ dễ bị nhiễm trùng, dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn, tiêu chảy...; về dài hạn, trẻ tăng nguy cơ bị đái tháo đường, béo phì.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy trấn an các mẹ không nên lo lắng khi bé nhà mình sinh mổ, chi cần chăm sóc, thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp theo tư vấn của bác sĩ, bé sẽ khoẻ mạnh, đề kháng tốt.

Ngoài ra, việc sinh mổ cũng gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do trong quá trình sinh mổ, dưới ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, nguồn sữa của mẹ giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Chia sẻ câu chuyện thực tế bản thân, chị Đoàn Thanh Thảo cho biết trong 3 đứa con, có bé thứ 2 là Meo Meo phải sinh mổ ở tuần 40 vì thai kích thước lớn, không di chuyển xuống ống dẫn sinh. Chị Thảo sử dụng thuốc giảm đau đặc biệt vì cơ địa dị ứng, dẫn đến mất sữa càng nghiêm trọng so với các mẹ sinh mổ khác. Vì cả hai yếu tố sinh mổ và chậm tiếp cận sữa mẹ, phổi lẫn đường ruột của Meo Meo không tốt như hai bé còn lại, hệ miễn dịch cũng kém hơn. Nếu các bé khác trên một tuổi mới mắc bệnh thì Meo Meo lúc 4 tháng đã có dấu hiệu phổi không tốt, cơ địa dễ dị ứng.

Dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ

Các bác sĩ cho biết, dù trẻ sinh thường hay sinh mổ, điều quan trọng nhất là cho trẻ bú mẹ sớm, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời và kéo dài càng lâu càng tốt.. Trẻ 6 tháng tuổi không cần bất cứ gì khác ngoài sữa, không cho trẻ uống nước cháo, nước cam vì ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ, thậm chí gây tình trạng đi tiêu máu.

Khi trẻ 4-6 tháng, nếu uống sữa hết mức nhưng không lên cân nhiều, lên cân chậm, mẹ cần cho bé ăn dặm và thời điểm tốt nhất là tròn 6 tháng. Trẻ 6 tháng dễ thiếu sắt, kẽm nên mẹ cần tập cho bé ăn dặm bắt đầu từ bột, 8 tháng tập ăn cháo. Lúc này, thực đơn cần có đủ 4 nhóm: bột đường; đạm (thịt, bò, heo, cá, trứng, tôm, đậu hủ... bằm nhỏ); rau xanh, trái cây; dầu ăn (dầu ô liu, dầu mè). Các mẹ không nên cho trẻ uống nước trong 6 tháng đầu đời vì có thể ảnh hưởng đến lợi khuẩn đường ruột.

Chị Đoàn Thanh Thảo chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong hành trình chăm sóc trẻ sinh mổ.

Trẻ rất cần sữa mẹ. Tuy vậy khi sinh mổ, có quá nhiều cản trở khiến trẻ không tiếp xúc được nguồn sữa mẹ như trẻ phải nằm hồi sức sơ sinh, mẹ dùng kháng sinh làm mất sữa mẹ, mẹ mắc các bệnh không cho phép bé bú sữa... Nếu mẹ không có sữa và cũng không thể xin sữa mẹ từ các nguồn khác, có thể dùng các giải pháp dinh dưỡng có các thành phần tốt cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Gần đây, công thức Synbiotic được nghiên cứu, phát minh độc quyền bởi viện nghiên cứu Danone Nutricia Research, là sự kết hợp của probiotic và prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hệ miễn dịch của bé sinh mổ phát triển tốt.

Prebiotic scGOS/lcFOS là loại chất xơ không tiêu hóa được, chính là thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, tạo môi trường cho lợi khuẩn phát triển và ức chế hay không cho vi khuẩn có hại phát triển. Hệ chất xơ đặc biệt Prebiotic scGOS/lcFOS theo tỷ lệ 9:1 cũng là tỷ lệ phân bố của các loại oligosaccharides được tìm thấy trong sữa mẹ. Theo rất nhiều nghiên cứu, Prebiotic scGOS/lcFOS theo tỷ lệ 9:1 có nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể, loại chất xơ này này giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng viêm da cơ địa, giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng số lượng lợi khuẩn, giảm số lượng hại khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Và bởi vì prebiotic là một dạng chất xơ, nên sữa mẹ - vốn giàu prebiotic là loại thức ăn nhuận trường nhất, tốt cho đường tiêu hóa của trẻ.

Probiotic là những lợi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ. Có nhiều loại vi khuẩn có lợi, ví dụ Bifidobacterium - một loại lợi khuẩn rất quan trọng. Có hơn 400 chủng Bifidobacterium khác nhau, trong đó nổi bật là chủng Bifidobacterium breve M-16V gần đây được nhắc nhiều. Đây là chủng lợi khuẩn đã được chứng minh lâm sàng, có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng miễn dịch dị ứng ở trẻ như viêm da cơ địa, dị ứng sữa, cải thiện các triệu chứng đường tiêu hoá, giảm nguy cơ bị hen suyễn...

Theo các chuyên gia, bổ sung các lợi khuẩn như prebiotic, probiotic hoặc sử dụng công thức kết hợp cả hai loại trên (Synbiotic) góp phần hỗ trợ giúp trẻ sinh mổ nhanh chóng "bắt kịp" hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh của trẻ sinh thường. Từ đó giúp trẻ sinh mổ giảm nguy cơ của các bệnh lý liên quan miễn dịch dị ứng như viêm da cơ địa, chàm sữa...

: 0%

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật