Đề nghị chuyển tội danh đối với cựu Tổng Giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 15-4, phiên xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án giai đoạn 2 mở rộng khu Gang thép Thái Nguyên bước sang phần tranh tụng, sau khi viện Kiểm sát có quan điểm luận tội 19 bị cáo.
Đề nghị chuyển tội danh đối với cựu Tổng Giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên
2 đại diện của VINAINCON trình bày tại tòa. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Bộ Công thương có trách nhiệm?

Tại tòa, các bị cáo được quyền tranh luận trước cáo buộc của viện Kiểm sát quy kết họ có trách nhiệm trong vụ án thất thoát 830 tỷ đồng tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Gang thép Thái Nguyên (TISCO).

bị cáo Trần Trọng Mừng, cựu Tổng Giám đốc TISCO là người đầu tiên được quyền tranh luận nhưng đã nhờ luật sư Đinh Anh Tuấn bào chữa cho mình. Trước đó, bị cáo Mừng bị viện Kiểm sát đề nghị phạt 10-11 năm tù giam do bị quy kết có trách nhiệm chính trong vụ án khi không chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Khoa học công nghệ và thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) dù doanh nghiệp này có vi phạm.

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Gang thép Thái Nguyên dừng thi công nhiều năm nay. Ảnh: VIẾT CHUNG

Cơ quan tố tụng cho rằng, đáng lẽ bị cáo Mừng phải chấm dứt hợp đồng với MCC, thu hồi tiền tạm ứng; báo cáo người có thẩm quyền để hủy đấu thầu, cho đấu thầu lại. Tuy nhiên, ông lại chỉ đạo để đàm phán theo yêu cầu của MCC; ký văn bản đề nghị tăng giá phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC của dự án. 

viện Kiểm sát cũng cáo buộc bị cáo Mừng giới thiệu và chấp thuận cho Tổng Công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ. Từ đó, VINAINCON không đủ năng lực nên năm 2011 đã dừng thi công, khiến dự án đến nay chưa hoàn thành.

Bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Mừng, luật sư Đinh Anh Tuấn cho rằng, cần xem xét trách nhiệm của Bộ Công thương khi giới thiệu VINAINCON tới các bị cáo trong vụ án để họ chọn làm nhà thầu phụ.

Theo luật sư Đinh Anh Tuấn, trách nhiệm chính trong việc giới thiệu VINAINCON phải thuộc về Bộ Công thương; TISCO và Tổng Công ty Thép Việt Nam - VNS chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới.

Luật sư Đinh Anh Tuấn cũng cho rằng, thân chủ của mình chỉ có một phần trách nhiệm trong việc giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ nên đề nghị tòa chuyển tội danh từ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” sang “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan tới cáo buộc thất thoát 830 tỷ đồng, chấp thuận cho VINAINCON làm nhà thầu phụ, các bị cáo là cựu lãnh đạo tại TISCO và VNS khai, họ chấp nhận vì có văn bản của Bộ Công thương do một Thứ trưởng ký. Tại văn bản, Bộ Công thương cho hay, VINAINCON là doanh nghiệp của Bộ, có năng lực tốt.

“Chọn VINAINCON vì theo kinh nghiệm”

Trước đó, trong phần xét hỏi, thẩm phán Trương Việt Toàn đã hỏi đại diện VINAINCON là ông Hoàng Chí Cường (thời điểm thực hiện dự án là Tổng Giám đốc VINAINCON) để làm rõ năng lực của doanh nghiệp này khi được giới thiệu làm nhà thầu phụ trong hợp đồng EPC.

Thẩm phán Trương Việt Toàn đề nghị ông Hoàng Chí Cường xác nhận việc tại thời điểm thầu đã nhận được hồ sơ yêu cầu của MCC và TISCO không?

Ông Hoàng Chí Cường khẳng định, chưa nhận được bất cứ hồ sơ nào.

Thấy “vô lý”, bởi chưa có hồ sơ yêu cầu trong hồ sơ thầu mà VINAINCON được làm nhà thầu phụ, thẩm phán Trương Việt Toàn hỏi gắt: “Không có hồ sơ yêu cầu thì trên cơ sở nào để cho VINAINCON đáp ứng được yêu cầu thầu?”

Ông Hoàng Chí Cường cho rằng, đây chỉ là công việc lựa chọn nhà thầu phụ của MCC, đây không phải là hồ sơ đấu thầu!

Giải thích cho đại diện VINAINCON hiểu, thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết, việc lựa chọn nhà thầu cũng là một hình thức đấu thầu trong Luật Đấu thầu, mà trong Luật Đấu thầu điều chỉnh có hồ sơ dự thầu; chỉ khác nhau là việc đưa ra đấu thầu công khai hay chỉ định thầu, chỉ định thầu cũng là một dạng đấu thầu. 

“Trong hợp đồng EPC có quy định, tổng thầu MCC có quyền lựa chọn nhà thầu theo phương thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Cũng trong hợp đồng đó, quy định trách nhiệm nhà thầu phụ thuộc về MCC; MCC lựa chọn nhà thầu phụ dựa trên cơ sở đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Đấu thầu hay chỉ định thầu suy cho cùng đều được điều chỉnh trong Luật Đấu thầu. Chuẩn bị thầu sẽ gồm có hồ sơ yêu cầu, trong đó chủ dự án sẽ yêu cầu cần phải làm những công việc gì, hiệu quả kinh tế kỹ thuật ra sao, tiến độ về thời gian, thiết kế công trình, đánh giá tác động môi trường của dự án như thế nào…Có lẽ ông không hiểu hồ sơ yêu cầu là gì”, thẩm phán Trương Việt Toàn nói. 

Cũng theo thẩm phán Trương Việt Toàn, lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu hay đấu thầu đều được điều chỉnh trong Luật Đấu thầu; các bước ban đầu đều có hồ sơ dự thầu, trong hồ sơ dự thầu có hồ sơ yêu cầu.

“Tôi hỏi như vậy để xem áp lực như thế nào. Bởi tất cả bị cáo ở TISCO đều khai việc lựa chọn VINAINCON, đây là đơn vị thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm. Và việc dựa vào hồ sơ yêu cầu đó, VINAINCON đã đáp ứng theo hồ sơ yêu cầu như thế nào, để xem đúng là có năng lực hay không có năng lực”, thẩm phán Trương Việt Toàn đặt vấn đề.

Trong khi đó, ông Hoàng Chí Cường tiếp tục khẳng định, doanh nghiệp mình làm nhà thầu phụ và chưa bao giờ nhận được hồ sơ yêu cầu của TISCO và MCC.

Thẩm phán Trương Việt Toàn tiếp tục truy: “Vậy trên cơ sở nào để ký hợp đồng 3 bên?”

“Ký hợp đồng 3 bên trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của VINAINCON đối với những công trình trước đây đã thực hiện”, đại diện VINAINCON nói.

Thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời: “Nhưng, trên thực tế có những việc không thể theo chủ nghĩa kinh nghiệm được. Ông thấy năng lực cụ thể của VINAINCON trong dự án này ra sao?”

Xin được trình bày thêm, ông Hoàng Chí Cường cho hay, VINAINCON đã từng làm rất nhiều công trình lớn từ những năm 1960, như Apatit Lào Cai, tham gia xây dựng Khu Gang thép Thái Nguyên từ đầu, Supe Lâm Thao, các công trình về thép, thủy điện…

“Đó là những thành tích, đây không phải là cuộc họp để nêu thành tích, khen thưởng thi đua”, thẩm phán Trương Việt Toàn đề nghị ông Cường tập trung vào câu hỏi…

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11208
  1. Tòa tuyên án dàn cựu sếp Gang thép Thái Nguyên
  2. Sở hữu loạt nhà đất, cựu Chủ tịch Gang thép Thái Nguyên từng được đãi ngộ thế nào?
  3. Các bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên xin được giảm nhẹ hình phạt
  4. Vụ án xảy ra tại TISCO: Các bị cáo nói lời ân hận và xin được giảm nhẹ hình phạt
  5. Bị cáo vụ Gang thép Thái Nguyên nói lời sau cùng
  6. Đại án Gang thép Thái Nguyên: VKS cho rằng không có căn cứ thay đổi tội danh
  7. Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Viện kiểm sát không chấp nhận việc chuyển đổi tội danh
  8. Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Các bị cáo thừa nhận hành vi vi phạm
  9. Luật sư đề nghị xem xét trách nhiệm Bộ Công Thương trong vụ án tại TISCO
  10. VINAINCON phủ nhận cáo buộc bỏ dự án Gang thép Thái Nguyên do thiếu năng lực
  11. Vụ gang thép Thái Nguyên: VKS đề nghị án cao nhất 11 năm tù
  12. Vụ gang thép Thái Nguyên: Tình tiết chuyển nhượng nhà cho con
  13. Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: 2.300 tỷ đồng đã đi về đâu?
  14. Cựu Chủ tịch Tổng công ty Thép Việt Nam: Tôi bị kết tội là hơi nặng
  15. Gang thép Thái Nguyên: Nhà thầu thiếu năng lực vẫn được đề cử
  16. Đại diện TISCO đề nghị toà xem xét lại tư cách tham gia tố tụng
  17. Cựu tổng giám đốc Gang thép Thái Nguyên phủ nhận là chủ mưu
  18. Dự án tiêu tốn 4.400 tỉ, “đắp chiếu” 10 năm, thiệt hại 830 tỉ
  19. Nguyên TGĐ của TISCO nói về hợp đồng trọn gói, “chìa khóa trao tay”
  20. Cựu Chủ tịch TISCO khai về khối tài sản lớn bị kê biên
  21. Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên:Hợp đồng “đội giá” thiếu căn cứ, gây thiệt hại hơn 830 tỉ đồng
Video và Bài nổi bật