Yên Bái: Triển vọng từ mô hình trồng na ở huyện Văn Chấn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Huyện Văn Chấn, Yên Bái đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, loại bỏ dần diện tích cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Trong đó, cây na đang được huyện đầu tư xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại xã Đồng Khê, Suối Bu và Thị xã Sơn Thịnh, đây là các địa phương có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp.
Yên Bái: Triển vọng từ mô hình trồng na ở huyện Văn Chấn
Ảnh minh họa

Xem Video: Yên Bái:Triển vọng từ mô hình trồng na ở huyện Văn Chấn

Trước đây gia đình ông Đoàn Văn Ba, ở xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn cũng trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả kinh tế không cao, do cây trồng không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.

Qua tìm hiểu, được biết cây na trồng ở núi đá sẽ cho quả to và ngọt hơn nên ông Ba quyết định trồng thử nghiệm.

Do đây là cây trồng mới, nên ngoài sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, ông Ba còn tự tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc trên sách báo và chủ động tìm hiểu đặc tính sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Nhờ đó, vườn na sinh trưởng phát triển tốt, năm đầu tiên đã cho thu hoạch.

Với trên 200 gốc na sai và na Thái được trồng từ cành ghép, năm ngoái, gia đình ông Ba thu lãi hàng chục triệu đồng.

Phát huy lợi thế có diện tích núi đá vôi lớn, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng na.

Từ năm 2019, huyện Văn Chấn đã đưa cây na vào trồng thử nghiệm ở xã Suối Bu, sau đó nhân rộng sang các xã Đồng Khê và thị trấn Sơn Thịnh với tổng diện tích khoảng 20 hecta nhằm từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo tiền đề để xây dựng thương hiệu sản phẩm cho địa phương, huyện Văn Chấn đã phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch na theo hướng VietGAP, đồng thời hỗ trợ phân bón, cây giống cho các hộ tham gia dự án.

Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025, huyện Văn Chấn sẽ trồng khoảng 100 hecta na, với các giống na Thái, na sai và na Đài Loan.

Việc chuyển khai xây dựng mô hình trồng na theo hướng hàng hóa tập trung của huyện Văn Chấn đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đồng thời mở ra hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng thu nhập cho người dân và đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật