Phương Tây chịu thiệt hại nặng khi đóng băng tài sản của Nga

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đóng băng tài sản của Nga đang mang tới rắc rối không nhỏ cho các định chế tài chính phương Tây.
Phương Tây chịu thiệt hại nặng khi đóng băng tài sản của Nga
Quyết định mà phương Tây đưa ra liên quan tới việc đóng băng tài sản của Nga có tổng trị giá 300 tỷ euro và dự định tịch thu chúng để viện trợ Ukraine đang gây ra phản ứng lo ngại từ quốc t

Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn việc kiểm soát trực tiếp vàng cũng như dự trữ ngoại hối của riêng mình, họ dần lấy chúng ra khỏi ngân hàng đặt tại các nước phương Tây.

Theo ấn phẩm Reporter của Nga, khoảng 68% người đứng đầu các ngân hàng trung ương trên thế giới tuyên bố mong muốn lưu trữ những khoản tài sản đó trong nền kinh tế của chính họ .

Điều này trái ngược với thời điểm 2 năm trước, khoảng một nửa số người đứng đầu các ngân hàng trung ương ưa thích việc cất giữ kim loại quý ở những ngân hàng phương Tây - chủ yếu ở Mỹ và Anh.

Các chuyên gia tin rằng đến năm 2025, khoảng 75% các quốc gia trên khắp thế giới sẽ muốn thoát khỏi hoàn toàn sự phụ thuộc vào phương Tây trong việc đảm bảo cất giữ những khoản dự trữ ngoại hối của mình.

Quá trình rút tiền tệ và kim loại quý khỏi các ngân hàng ở châu Âu và Mỹ bắt đầu ngay sau năm 2013, khi Washington từ chối trả lại 700 tấn vàng cho Ngân hàng Trung ương Đức.

Kể từ đó, nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã bắt đầu cảnh giác trong việc sử dụng các ngân hàng phương Tây để thực hiện chức năng lưu trữ tài sản của mình, nhưng phản ứng chưa thực sự mạnh mẽ.

Chỉ khi phương Tây quyết định đóng băng khoản tiền khổng lồ của Nga và tìm mọi cách để chiếm đoạt chúng thì phần còn lại của thế giới mới thực sự "giật mình" và cấp tốc thực hiện những bước đi mang tính chất như "tháo chạy".

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng trong việc nhiều quốc gia đi tới quyết định rút tiền, đưa về các ngân hàng trung ương của họ quản lý trực tiếp nằm là sự thiếu ổn định tài chính ở phương Tây.

Điều này là do sự mất dần vị thế thống trị của đồng đô la cũng như đồng euro trong các tiến trình trên toàn thế giới, cũng như sự chậm lại trong quá trình phát triển kinh tế của các nước phương Tây, vốn không còn là “nơi trú ẩn an toàn” cho vốn.

Trong điều kiện nói trên, nhiều nhà đầu tư thích "đặt cược" vào các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc hoặc Ấn Độ hơn là những "quốc gia già cỗi".

Nếu bị đối tác nước ngoài rút phần lớn dự trữ vàng và ngoại tệ khỏi hệ thống ngân hàng có trụ sở tại phương Tây, Mỹ và các đồng minh sẽ phải hứng chịu vô vàn rắc rối, có nguy cơ làm sụp đổ nền kinh tế.

Không chỉ có vậy, phương Tây còn phải đối mặt với những biện pháp trả đũa từ Nga, điển hình như tịch thu tài sản tương ứng, đây là điều đã được Moskva cảnh báo từ rất lâu nay.

Mặc dù vậy, có vẻ như phương Tây vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách của mình đến cùng, họ chấp nhận tổn hại và nguy cơ lớn đối với nền kinh tế, bởi tự tin đã tính toán hết các khả năng có thể xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật