Tiếp đà leo dốc, dầu Brent lên mức 86,68 USD/thùng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguồn cung bị gián đoạn và dấu hiệu biến thể Omicron không đáng lo ngại đẩy giá dầu tiếp đà leo dốc.
Tiếp đà leo dốc, dầu Brent lên mức 86,68 USD/thùng
Ảnh minh họa

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 17/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 tăng 1,11%, tương đương 0,93 USD, lên 84,75 USD/thùng. Còn giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,68 USD/thùng, tăng 0,62 USD, tương đương 0,72%.

Số liệu cho thấy, từ đầu năm 2022, giá dầu thô Brent đã tăng 11%, lên tới hơn 86 USD/thùng, mở rộng đà tăng hơn 50% của mặt hàng dầu này vào năm ngoái.

Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra, do nguồn cung bị gián đoạn và dấu hiệu biến thể Omicron sẽ không gây nhiều xáo trộn như lo ngại đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong nhiều năm. Dự đoán, đà tăng của giá dầu Brent giao sau có thể được duy trì thêm một thời gian nữa.

Giá dầu leo dốc dù nguồn cung đang được thắt chặt. Sự lây lan nhanh của biến thể Omicron vào quý IV/2021 không tác động nặng nề đến nhu cầu dầu, khiến các nhà máy lọc dầu đang phải tăng cường sản xuất để bù đắp thiếu hụt sản lượng trước đó.

Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình B.L ở Kazakhstan ngay đầu năm đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng ngừng hoạt động khai thác dầu kéo dài. Tuy tình trạng này không kéo dài, nhưng nguồn cung dầu giảm mạnh ở Libya, Canada và Ecuador trong tuần đầu của năm đã làm giá dầu lên dốc.

Về phía thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đang phải chật vật để tăng sản lượng từ từ, nhằm đáp ứng chính sách bổ sung thêm 400.000 thùng dầu vào tháng Hai của nhóm, theo quyết định hôm 4-1. OPEC + đã “phớt lờ” lời kêu gọi của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn khác trên thế giới là tăng nhanh sản lượng dầu cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, giá dầu tăng là do sự đình trệ trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô của Mỹ đã giảm nhiều hơn so với dự kiến, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2018.

Ngược với nguồn cầu tăng, điều đáng lo ngại về nguồn cung “cạn kiệt” do các biến thể mới của dịch, việc bảo trì các nhà máy lọc dầu theo mùa trong quý II/2022 và suy giảm nguồn cầu từ Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật