Lý do bàn chân luôn bị lạnh mùa đông dù mặc ấm đến đâu

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều người gặp tình trạng bàn chân lạnh vào mùa đông, một phần là do nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố sức khỏe.
Lý do bàn chân luôn bị lạnh mùa đông dù mặc ấm đến đâu
Ảnh minh họa

Theo Sohu, con người thuộc nhóm máu nóng. Tùy vào nhiệt độ, khi gặp thời tiết nóng, c‌ơ th‌ể sẽ điều chỉnh để làm mát. Ngược lại, khi gặp thời tiết lạnh, c‌ơ th‌ể sẽ sinh nhiệt để sưởi ấm toàn thân. Tim được xem là nguồn nhiệt, máu lưu thông từ tim đến khắp các bộ phận trên c‌ơ th‌ể. máu lưu thông giúp chúng ta cảm thấy ấm áp.

Khi thời tiết lạnh, mạch co lại, máu sẽ ưu tiên làm nóng các cơ quan quan trọng. Bàn chân là nơi xa tim nhất, đường đi của máu dài nhất khiến việc cung cấp nhiệt lượng sẽ kém hơn.

Bên cạnh đó, bàn chân có tỷ lệ mỡ thấp, khả năng cách nhiệt kém. Ngay cả khi máu lưu thông tới thì bàn chân cũng tụ nhiệt kém. Điều này giải thích vì sao chân lạnh mùa đông, ngay cả khi được ủ ấm trong chăn.

So với nam giới, phụ nữ dễ bị lạnh tay chân vào mùa đông hơn. Điều này bắt nguồn từ yếu tố estrogen khiến c‌ơ th‌ể nữ giới vô cùng nhạ‌y cả‌m, cùng sự thay đổi về nhiệt độ, chị em dễ cảm thấy lạnh hơn. Mặt khác, phụ nữ đảm nhiệm chức năng sinh sản, mãn kinh sẽ khiến lượng estrogen trong c‌ơ th‌ể giảm liên tục, co mạch dưới da, giảm lưu lượng máu khiến tay chân dễ bị lạnh.

Trong khi đó, nội tiết tố androgen trong c‌ơ th‌ể nam giới giúp xây dựng cơ bắp, thúc đẩy tốc độ trao đổi chất diễn ra mạnh, tạo nhiều nhiệt lượng hơn. Ngoài giới tính, những vấn đề như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, chân lạnh mùa đông còn là dấu hiệu bất thường của c‌ơ th‌ể.

Các vấn đề về tim. Người có vấn đề về tim, c‌ơ th‌ể sẽ xuất hiện triệu chứng chân lạnh, mệt mỏi triền miên. Điều này bắt nguồn từ việc tim là nguồn cung cấp nhiệt cho c‌ơ th‌ể. Khi tim hoạt động không tốt, việc cung cấp oxy và máu sẽ bị ảnh hưởng, máu lưu thông chậm nên bàn chân lạnh. Tình trạng này khá phổ biến ở những người trung niên, cao tuổi hoặc những người ít vận động.

Tắc nghẽn mạch máu. Ngoài các vấn đề về tim mạch, người bị lạnh tay chân còn có thể bị tắc nghẽn mạch máu. Triệu chứng ban đầu là tay chân lạnh, tê nhức. Nếu không điều trị dễ dẫn tới mất ngủ, các bệnh toàn thân. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các triệu chứng như mạch máu bị tắc nghẽn, tay chân lạnh là một trong những biến chứng cần cảnh giác cao độ.

Suy giáp. Khi mắc suy giáp, người bệnh sẽ có triệu chứng sợ lạnh, da nhợt nhạt, giảm trí nhớ, khô da, rụng tóc... điều này bắt nguồn từ việc tuyến giáp là cơ quan nội tiết, tham gia quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ c‌ơ th‌ể cùng với adrenaline. Do vậy, một khi chức năng sinh nhiệt của c‌ơ th‌ể suy giảm kèm các triệu chứng trên thì bạn nên đi khám chuyên khoa nội tiết.

Rối loạn chức năng thần kinh. Khi bị rối loạn chức năng thần kinh do thoái hóa đốt sống thắt lưng và thoái hóa đốt sống cổ, cơ chế điều hòa thân nhiệt c‌ơ th‌ể cũng rối loạn. Chuyên gia sức khỏe bổ sung, bệnh thiếu máu, hội chứng Raynaud thường gặp ở phụ nữ cũng có thể khiến chân tay lạnh. Để cải thiện tình trạng, bạn có thể áp dụng những cách làm ấm c‌ơ th‌ể từ trong ra ngoài dưới đây.

Mặc nhiều hơn. Để giữ ấm c‌ơ th‌ể, cách làm mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là mặc quần áo dày. Chú ý sử dụng tất có độ dày, cao trên mắt cá chân để giảm sự tiếp xúc với mắt cá với không khí bên ngoài, tránh lạnh hiệu quả. Những đôi giày cao gót, đế cao, độ che phủ kín rất được khuyến khích khi đi ra ngoài.

Khi thời tiết đổi lạnh, mọi người có thể tận dụng các món nóng để làm ấm c‌ơ th‌ể như súp thịt cừu, thịt gà, thịt bò... những món này có khả năng bồi bổ c‌ơ th‌ể, giải cảm và tăng cường sức đề kháng.

Mùa đông khá ít nắng, bạn nên tận dụng những ngày nắng chiếu để phơi nắng 15-30 phút, tăng hấp thụ nhiệt, xua tan hàn khí. Thời gian tốt nhất để tắm nắng là 9 -10 giờ sáng hoặc 3-4 giờ chiều.

Tập thể dục được xem là cách tốt nhất để giữ ấm, trị căn nguyên vấn đề. Nghiên cứu chỉ ra người tập thể dục đều đặn có khả năng chịu lạnh tốt hơn. Quá trình vận động giúp cải thiện tốc độ lưu thông máu, tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương trong điều chỉnh nhiệt độ c‌ơ th‌ể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật