4 điều sau nhớ “”không làm quá phận“” để tránh xa tai họa

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người xưa có câu: Đầy rồi sẽ dẫn đến tổn hại, thiếu hụt mới có thể có chỗ để lấp vào. Cách đối nhân xử thế không hoàn hảo mới được coi là bình thường, mọi thứ còn thiếu hụt thì mới được xem là trạng thái sinh hoạt tốt.
4 điều sau nhớ “”không làm quá phận“” để tránh xa tai họa
Ảnh minh họa

Đừng nói đến hết lời

Người xưa từng nói: Suy nghĩ 7 lần trước khi nói. Lý do là bởi lời nói ra có thể khiến người khác tổn thương, hơn nữa còn là rước tai họa. Do đó, trước khi mở miệng thì nhất định phải lưu lại cho bản thân mình đường lui, đừng dại mà nói hết lời.

Đừng hành sự đến tột cùng

Người sống ở trên đời, hôm nay có thể mọi sự đều thuận lợi, nhưng ngày mai rất có thể sẽ phải đối diện với những khổ nạn khốn cùng.

Do đó, trước mỗi sự việc, nếu có thể tha thứ được thì nên tha thứ, đây cũng là hành động lưu lại cho bản thân mình đường lui, cuối cùng sẽ được hưởng phúc báo. Trong đối nhân xử thế, đừng hành sự đến tuyệt đường.

Hành sự nên lưu lại cho con người một đường lui để sau này không phải khó xử. Chừa lại cho người khác đường lui chính là lưu lại cho bản thân một con đường sống.

Đừng lấp đầy dụ‌ּc vọn‌ּg

Cổ nhân có dạy: dụ‌ּc vọn‌ּg càng lớn bao nhiêu thì đường đời càng ngắn bấy nhiêu. Nếu một người sống mà không biết đủ, lúc nào mơ tưởng hão huyền thì chắc chắn đến cuối cùng sẽ không đạt được thứ gì cả.

Ngược lại một người nếu biết cách kiềm chế dụ‌ּc vọn‌ּg của bản thân thì nhất định sẽ gặp được phúc báo lớn.

Tâm không thể tự mãn

Người xưa có câu: Đầy rồi sẽ dẫn đến tổn hại, thiếu hụt mới có thể có chỗ để lấp vào. Cách đối nhân xử thế không hoàn hảo mới được coi là bình thường, mọi thứ còn thiếu hụt thì mới được xem là trạng thái sinh hoạt tốt. Mặt trời mọc rồi sẽ lặn, trăng tròn rồi lại khuyết, nước đầy thì tràn. Khi đạt đến việc quá hoàn hảo mới chính là lúc báo hiệu điềm gở.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật