Tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 đã đủ an toàn? Khi nào tiêm mũi 3?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tính đến ngày 7-12, cả nước đã tiêm được xấp xỉ 130 triệu mũi vắc xin COVID-19, gần phủ mũi 1 cho người từ 1‌8 tuổ‌i trở lên, nhóm tiêm đủ 2 mũi đạt 70% người từ 1‌8 tuổ‌i, đồng thời đang tiến hành tiêm chủng cho trẻ em.
Tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 đã đủ an toàn? Khi nào tiêm mũi 3?
tiêm vắc xin cho người dân ở quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành đang có tình trạng gia tăng số ca mắc trở lại. 

Tại Hà Nội, việc tiêm phủ vắc xin có ý nghĩa lớn khi tỉ lệ bệnh nhân có biến chuyển nặng thấp, mặc dù số ca mắc tăng nhanh. Nhưng nhiều tỉnh thành khác như TP.HCM, khu vực Tây Nam Bộ... thì số mắc tăng kéo theo số có biến chuyển nặng và số ca t‌ử von‌g tăng nhanh, gây khó khăn cho việc mở cửa trở lại và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập, lao động sản xuất.

Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế sớm triển khai mũi tiêm bổ sung (mũi 3), Bộ Y tế cũng cho biết sẽ triển khai tiêm mũi 3 ngay trong tháng 12 này, trước mắt là cho nhóm nguy cơ cao. 

Bên cạnh đó, hiện các tỉnh thành cũng đang tiêm cho nhóm trẻ 12-17 tuổi.

tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 đã an toàn? Khi nào tiêm mũi 3? Hiệu quả của vắc xin đối với nhóm trẻ 12-17 tuổi ra sao? Bao giờ tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi? Tổ chức tiêm chủng ra sao để phòng biến chứng cho trẻ, theo dõi trẻ sau tiêm như thế nào?...

Trình bày: TRỌNG THẮNG

Để trả lời các câu hỏi này, từ 15-16h30 ngày 8-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến chủ đề: "tiêm ngừa COVID-19: tiêm 2 mũi đã an toàn? Khi nào tiêm mũi 3?" với sự có mặt của các khách mời:

- Bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia.

- Ông Cao Việt Tùng - phó giám đốc bệnh viện Nhi trung ương.

Hai khách mời giao lưu trực tuyến (giữa) tại văn phòng đại diện báo Báo tại Hà Nội chiều 8-12 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

Tất cả câu hỏi

Nguyễn Nguyên Trực:tiêm mũi 3 có được tiêm trộn các loại vắc xin khác không và tiêm thêm mũi 3 thì thời gian bảo vệ của vắc xin kéo dài thêm bao nhiêu tháng?

Bà Dương Thị Hồng:

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mũi nhắc lại có thể sử dụng cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA (Pfizer, Mordena...). Đối với những người đã tiêm Vero Cell có thể tiêm nhắc lại bằng vắc xin Astrazeneca ngoài 3 loại vắc xin trên.

tiêm nhắc mũi 3 đã được tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tuy nhiên các quốc gia đều mới triển khai mũi tiêm thứ 3 này. Vì vậy, cần phải có thời gian và nghiên cứu trong tương lai thì mới có thể khẳng định thời gian tồn lưu miễn dịch bảo vệ người được tiêm chủng phòng COVID-19 trong bao lâu.

Bà Dương Thị Hồng (trái) - phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia, tham gia giao lưu trực tuyến - Ảnh: NGUYỄN HIỀNBs Dương thị Hồng:Thưa bác sĩ, những người bị nhiễm lành bệnh được 5 tháng có được chích ngừa chưa?

Ông Cao Việt Tùng:

Những người sau khi nhiễm COVID-19 vẫn nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 sau 6 - 8 tháng. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin cho các đối tượng này thì kháng thể trong c‌ơ th‌ể có thể đạt tới nồng độ hiệu quả chống lại COVID-19.

Tran Van Thanh:Tôi ở Đồng Nai, đã tiêm Astra mũi 2 hôm 26-9, giờ lại được mời đi tiêm mũi 3. Theo như tham khảo thì thời gian như thế thì hơi sớm hơn so với khyến cáo của quoc tế cũng như hiệu quả của vắc xin. Xin bà cho biết liệu tiêm sớm thế thì có ảnh tới sức khỏe không?

Bà Dương Thị Hồng:

Với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 1‌8 tuổ‌i trở lên, cho đến hiện nay Bộ Y tế đã có hướng dẫn đối với người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng thì cần tiêm mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Các nhóm đối tượng còn lại thì tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm cuối cùng của liều cơ bản. Lịch tiêm này áp dụng cho tất cả các loại vắc xin đã triển khai ở Việt Nam.

Trong trường hợp của bạn, bạn cần chủ động thông báo với cán bộ y tế địa phương về tình trạng sức khỏe của mình để được chỉ định tiêm chủng mũi tăng cường phù hợp với thời gian mà Bộ Y tế đã hướng dẫn.

Nguyễn Hữu Trung:Bé nhà em nay 14 tuổi, hồi còn 3,4 tuổi bé bị sốt khoảng 39 độ là bị co giật. Nay có việc gì làm bé tức giận thì bé bị quýu tay chân. Vậy cháu có tiêm vắc xin được không?

Ông Cao Việt Tùng:

Chào bạn. Cháu nhà mình hoàn toàn có thể tiêm được vắc xin COVID-19.

Ông Cao Việt Tùng (phải) - phó giám đốc bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: NGUYỄN HIỀN  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật