Thành phố Brazil quản lý rác thải bằng công nghệ blockchain như thế nào?

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để cải thiện việc quản lý rác thải ở thành phố lớn nhất của Brazil, chính quyền địa phương đã áp dụng một mô hình xử lý bằng công nghệ nhằm thúc đẩy trách nhiệm của các cá nhân và doanh nghiệp. Nhờ áp dụng công nghệ mà chất thải của hơn 438.000 công ty đã được quản lý tốt hơn, hơn 25.000 thùng rác được giám sát thường xuyên để thu gom ngay khi đầy.
Thành phố Brazil quản lý rác thải bằng công nghệ blockchain như thế nào?
Ảnh minh họa

Theo đó, các công ty tại Sao Paulo sẽ phải cung cấp thông tin trên một hệ thống CTR-E, để khai báo lượng rác thải mà họ đã tạo ra và cách thức hợp tác với bên vận chuyển để đổ số rác đó đi. Bên cạnh đó, họ cũng phải cung cấp dữ liệu về nước, năng lượng, diện tích kho bãi dùng để quản lý chất thải. Cũng như số lượng nhân viên và tổ chức làm việc cùng với họ.

Tất cả dữ liệu đó sẽ được một công ty công nghệ địa phương phân tích miễn phí và công khai trên ứng dụng blockchain. Việc làm này là bắt buộc cho các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (ngay cả các doanh nghiệp siêu nhỏ) cũng phải đăng ký hệ thống quản lý rác này.

CTR-E là hệ thống thu gom rác thải dựa trên công nghệ blockchain. Chúng được thiết kế để giám sát tất cả các giai đoạn của quy trình thu gom và xử lý rác đô thị, từ đổ rác, vận chuyển, xử lý và tái chế.

Theo thống kê, hơn 2 tỷ tấn rác thải được tạo ra mỗi năm trên thế giới, riêng việc xử lý rác thải đã là một thách thức rất lớn đối với con người. Tại Brazil, có khoảng 41,3% tổng lượng rác thải của quốc gia được xử lý không đúng cách, gây tác hại lớn đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Theo diễn đàn kinh tế Thế giới (WeForum), thành phố Sao Paulo, Brazil là một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với 12.5 triệu cư dân và hơn 300.000 doanh nghiệp. Nếu Sao Paulo là một quốc gia thì nó sẽ là quốc gia có dân số lớn thứ 55 trên thế giới.

Siêu đô thị này cũng chiếm một phần lớn trong tổng lượng rác thải của đất nước. Theo thống kê, Sao Paulo thải khoảng 20.000 tấn rác mỗi ngày, chiếm 8% lượng rác hàng ngày trên đất nước. Để quản lý tốt hơn, kể từ hồi tháng 4/2019, thành phố này đã chính thức áp dụng luật liên quan đến chính sách quản lý rác thải công và tư trên nền tảng ứng dụng trực tuyến.

Thành phố Sao Paulo đã áp dụng nhiều giải pháp công nghệ từ ứng dụng điện thoại thông minh, phần mềm chuyên dụng, mã QR trên thùng rác và xe tải chở rác. Nhằm mục đích xác minh và giám sát các nguồn xả rác, khối lượng, theo dõi việc vận chuyển rác cũng như điểm cuối cùng của chất thải rắn.

Các dữ liệu giám sát chi tiết được thu thập theo thời gian thực thông qua một hệ thống quản lý chất thải điện tử. Điều này giúp cho chính quyền Sao Paulo có thể thu gọn quy trình, tối ưu hoá các biện pháp xử lý rác, tăng thêm tỷ lệ tái sử dụng và tái chế rác.

Ngoài ra, tất cả các phương tiện vận chuyển rác công cộng cũng được cấp phép di chuyển trên đường phố nên công việc cũng thuận lợi hơn. Theo quy định của chính quyền Sao Paulo, tất cả các nguồn thải lớn hiện nay đều buộc phải tự thu xếp vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác. Do đó, số lượng các công ty tư nhân tham gia vào mảng quản lý rác thải cũng tăng vọt lên.

Để so sánh, trước khi hệ thống CTR-E được giới thiệu, chỉ có khoảng 16.000 công ty (trong số 300.000 doanh nghiệp trên thành phố) thuê một bên vận chuyển, xử lý rác riêng. Khi đó, chỉ có 80 công ty vận tải được cấp phép thu gom rác chính thức trong thành phố.
Tuy nhiên, khi CTR-E đi vào hoạt động, số lượng doanh nghiệp đăng ký vào lĩnh vực vận chuyển và thu gom rác thải tăng mạnh. CTR-E đã xử lý hơn 438.000 đơn đăng ký, trong đó có khoảng 35.000 doanh nghiệp. Đến nay, đã có hơn 25.000 thùng rác trong thành phố được đăng ký bởi CTR-E và được định vị chính xác trên hệ thống. Điều này giúp ban quản lý vận hành hệ thống có thể biết chính xác thời điểm cần xử lý các vấn đề liên quan đến chúng.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật