TP HCM siết kiểm soát đi lại, lưu trú người dân

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành phố không lập chốt kiểm tra nhưng tăng cường rà soát người tạm trú, tạm vắng trên địa bàn để chủ động phòng chống Covid-19 trong bối cảnh ca nhiễm tăng.
TP HCM siết kiểm soát đi lại, lưu trú người dân
Cảnh sát kiểm tra người dân khai báo di chuyển nội địa trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, hồi tháng 8. Ảnh: Gia Minh

Trước tình hình ca mắc Covid-19 và t‌ử von‌g xu hướng tăng trong những ngày gần đây, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức hôm 23/11 chỉ đạo sở ngành và quận huyện tăng cường biện pháp phòng dịch. Các địa phương cần kiểm soát chặt "di biến động dân cư", trong đó nắm chắc người ra vào địa bàn, người có nguy cơ ở địa phương, doanh nghiệp như tài xế, phụ xe liên tỉnh, người về lưu trú... Điều này đảm bảo việc quản lý cũng như chủ động biện pháp phòng chống dịch.

Theo thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TP HCM, việc tăng cường kiểm soát "di biến động dân cư" không chỉ đơn thuần giám sát chặt đi lại của người dân từ nơi này sang nơi khác mà là xác minh người thường trú, tạm trú thực tế tại các quận, huyện trên địa bàn. Vì vậy, thành phố sẽ không lập các chốt kiểm soát cửa ngõ như trước.

Để tăng cường công tác kiểm tra, Công an thành phố sẽ đưa thêm lực lượng xuống các quận huyện nhằm nắm chắc số hộ, số người, phục vụ cho việc truy vết, điều trị, cấp cứu ca bệnh kịp thời hoặc hỗ trợ tiêm vaccine với người lao động trở lại TP HCM làm việc. "Điều này giúp các cơ quan y tế nắm thông tin cụ thể trong tình huống ca nhiễm tăng, từ đó có phương án phòng dịch phù hợp", ông Hà nói.

Tại nhiều quận huyện ở TP HCM, việc kiểm soát đi lại, lưu trú của người dân cũng được tăng cường. Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận Nguyễn Đông Tùng cho hay thời gian qua, quận ghi nhận khoảng 90% số ca mắc Covid-19 phát sinh mới là người dân đi lại qua các quận, huyện. Do đó, công an thuộc 13 phường trên địa bàn đã yêu cầu khách sạn, nhà nghỉ, hàng quán... thực hiện khai báo y tế bằng mã QR để đồng bộ dữ liệu và kiểm soát di chuyển. Người lao động trở lại làm việc sẽ được hỗ trợ tiêm đủ liều vaccine sớm nhất.

Tương tự tại quận Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND quận Thái Thị Hồng Nga cho biết thời gian gần đây, người dân từ tỉnh thành trở lại làm việc và lưu trú trên địa bàn quận khá lớn. Việc kiểm soát "di biến động dân cư" đang được công an quận tổ chức cho cảnh sát khu vực rà soát người đến địa bàn, nhằm chủ động biện pháp phòng dịch khi có phát sinh. Việc kiểm tra này được tập trung ở các khách sạn, nhà trọ, cơ sở kinh doanh... để nắm số người đến thường trú, tạm trú.

Tại Củ Chi, Chủ tịch UBND huyện Phạm Thị Thanh Hiền cho biết hiện tất cả người dân đến địa bàn phải khai báo y tế và địa phương sẽ nắm số lượng cụ thể. Người dân cũng được yêu cầu cung cấp thông tin tiêm vaccine để chính quyền hỗ trợ những người chưa tiêm.

Nhân viên y tế khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe học sinh trước khi tiêm vaccine hôm 27/10 ở huyện Củ Chi. Ảnh: Đình Văn

"Từ lúc TP HCM nới lỏng giãn cách, mở lại các hoạt động, huyện dự báo người dân trở lại làm việc, học tập rất lớn nên đã lên các phương án phòng dịch, giám sát người ra vào", bà Hiền nói và cho biết hiện 21 xã, thị trấn ở huyện đều tổ chức tiêm vaccine cho người dân ở các trạm y tế, không làm từng điểm như trước. Điều này tạo điều kiện người dân sớm quay trở lại các hoạt động kinh doanh, sản xuất...

Trong khi đó, ở các bến xe, ga tàu, việc kiểm soát người đến TP HCM chủ yếu thực hiện từ đầu bến các tỉnh thành. Các nhà xe cũng được yêu cầu lập danh sách hành khách để phục vụ việc truy vết hoặc tình huống phát hiện người có triệu chứng sẽ thông báo các bến phối hợp ngành y tế địa phương xử lý.

Theo ông Đỗ Phú Đạt, Phó giám đốc Bến xe Miền Đông, tại bến hiện vẫn kiểm soát hành khách theo chiều đi về các tỉnh thành. Khách phải khai báo y tế qua mã QR ở bến cùng các thông tin liên quan lưu trú... Bến cũng tổ chức đo thân nhiệt cho khách, trường hợp nghi ngờ được đưa đến điểm cách ly tạm kiểm tra. "Bến xe đang phối hợp trung tâm y tế địa phương tầm soát ngẫu nhiên, nhằm chủ động phát hiện các ca nghi nhiễm để xử lý", ông Đạt nói.

Từ 17h30 ngày 24/11 đến 17h30 ngày 25/11, TP HCM ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư lên hơn 462.000. Số ca t‌ử von‌g tại thành phố hôm 25/11 được công bố là 59, trong đó 12 trường hợp là người các tỉnh, thành phố khác chuyển đến điều trị.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 13421
  1. Bác bỏ thông tin ‘TPHCM vào tình trạng khẩn…’
  2. Một phường tại TP.HCM khổ vì trạm lưu động “có cũng như không”
  3. Hơn 238.000 trẻ tại TP.HCM đã được tiêm mũi 2
  4. Trẻ mắc Covid điều trị tại nhà dùng thuốc như thế nào
  5. TP.HCM: Dù tiêm đủ vắc xin, cần tuân thủ tuyệt đối những biện pháp này để tránh nhiễm Covid-19
  6. Tin tức Covid-19 ngày 24.11: Toàn cảnh tình hình dịch Covid-19 mới nhất tại TP.HCM
  7. Số ca tử vong của TP.HCM tăng, tập trung ở nhóm cao tuổi và “không chịu tiêm vắc xin”
  8. TPHCM yêu cầu kiểm soát người ra vào địa bàn do ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại
  9. Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó
  10. Bà con hẻm Sài Gòn tưởng niệm người mất vì Covid-19: Rưng rưng tình hàng xóm
  11. Ba điều kiện để F0 ở TP.HCM được cách ly tại nhà
  12. TP.HCM: Nhiều thay đổi quan trọng trong hướng dẫn chăm sóc F0 cách ly tại nhà
  13. TP.HCM: Vì sao tình nguyện viên khu cách ly Q.Bình Tân, Q.8 chưa nhận được phụ cấp?
  14. Bệnh viện ở TPHCM hoàn trả hơn 3 tỷ đồng thu sai cho hàng ngàn bệnh nhân
  15. TPHCM cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc F0 tại nhà
  16. Saigon Expresso: Ca tử vong tại TP.HCM còn cao
  17. Hơn 56.000 F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM được chăm sóc như thế nào?
  18. Vì sao số ca tử vong do COVID-19 ở TPHCM tăng cao?
  19. TP.HCM: Xuất hiện tình trạng F0 không thông báo cho cơ quan y tế
  20. F0 không được cách ly tại nhà nếu gia đình có người nguy cơ
  21. Hai lý do khiến ca tử vong tại TP HCM còn cao
Video và Bài nổi bật