Những cuộc gọi trước phút sinh tử

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đang sốt ruột vì mất liên lạc với chồng - đã nhập viện nhiều ngày điều trị Covid-19, chị Nguyễn Thị Quế, 27 tuổi, thót tim khi có số điện thoại lạ gọi đến, run rẩy khi nghe “tôi là bác sĩ...“.
Những cuộc gọi trước phút sinh tử
Nhân viên y tế bệnh viện hồi sức Covid-19 cho bệnh nhân nói chuyện với người nhà. Ảnh: Quỳnh Trần

Anh Trần Văn An, 28 tuổi - chồng chị Quế, mắc Covid-19 rồi sốt cao, kiệt sức, khó thở, được đưa đến bệnh viện tại TP Thủ Đức điều trị hôm 24/7. Tuần đầu tiên anh nhập viện, hai vợ chồng vẫn trò chuyện mỗi ngày qua video call, tin nhắn. Nhưng sau đó chị Quế gọi hàng chục lần, chỉ nhận được những tiếng "tút tút" vô vọng.

Khoảng 20h ngày 6/8, chuông điện thoại reo, màn hình hiển thị đầu số cố định tại TP HCM, chị Quế thấy bất an. Người gọi là bác sĩ của bệnh viện điều trị cho chồng chị, thông báo anh An đang nguy kịch.

"Sau nhiều ngày không nhận được tin tức của anh, gia đình vô cùng hoang mang, ngầm hiểu tình trạng rất nặng, thậm chí từng nghĩ rằng anh t‌ử von‌g. Lúc nghe điện thoại, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì anh còn sống, lo vì anh đang đặt một chân vào cửa tử", chị Quế kể.

Hình ảnh chụp X-quang cho thấy phổi anh An đã trắng xóa, tổn thương nghiêm trọng, nồng độ oxy máu (SpO2) tụt rất thấp. Anh không thể thở dù đã dược hỗ trợ thở oxy liều cao, bắt buộc phải đặt ống nội khí quản, cho thở máy. Mặc dù vậy, bệnh viện không thể đảm bảo tính mạng. "Anh An có nguy cơ t‌ử von‌g trong đêm, gia đình nên chuẩn bị tinh thần", bác sĩ nói. Quá bất ngờ trước tin xấu, chị Quế khóc oà, xin các bác sĩ cố cứu chồng.

May mắn, anh An phù hợp với tiêu chí nhận bệnh của bệnh viện hồi sức Covid-19 tại TP Thủ Đức (tuyến cuối điều trị, do bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách) nên được chuyển tuyến. Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực, anh bình phục, đã xuất viện ba tuần trước. "Đã hơn một tháng trôi qua, dù chồng đã may mắn bình an về nhà, song vẫn nhớ như in cảm giác khi nhận cuộc gọi ấy", chị Quế kể.

Anh An là một trong hàng nghìn F0 nặng phải thở máy được các bệnh viện điều trị trong thời gian qua. Cũng như anh, rất nhiều bệnh nhân bị mất kết nối với người thân khi họ bất ngờ suy hô hấp, nguy kịch phải dùng thuốc an thần, hôn mê...

Anh An cho biết, mất liên lạc với vợ là do anh đột ngột không thở được, đầu óc mơ màng, tay run rẩy, không cầm nổi điện thoại, chẳng thể gọi điện báo tin. "Trong cơn mê man, tôi nghe loáng thoáng bác sĩ gọi điện báo cho vợ, tôi biết ơn về điều đó", anh An chia sẻ.

Bác sĩ Trần Thanh Linh (Phó giám đốc bệnh viện hồi sức Covid-19) cho biết, đơn vị đang điều trị hơn 660 F0, hầu hết nặng và nguy kịch. Khối lượng công việc lớn, nhân viên y tế luôn tập trung dồn sức cứu người, song cũng thấu hiểu tâm trạng lo lắng của thân nhân người bệnh nên cố gắng liên hệ thông báo tình hình cho họ, nhất là khi bệnh nhân có nguy cơ t‌ử von‌g.

Với các F0 còn chút tỉnh táo, nhân viên y tế cho họ nói chuyện điện thoại cùng gia đình. Chỉ vài câu động viên của người thân nhưng có thể tăng sức mạnh tinh thần cho người bệnh. "Có một thực tế là chúng tôi đã không có thời gian để làm thế với tất cả bệnh nhân. Hoặc hồ sơ một số bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên không có số điện thoại người nhà", bác sĩ Linh nhìn nhận.

Theo bác sĩ Tôn Nữ Bảo Trân (Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 quận Bình Tân, do bệnh viện Đại học Y dược TP HCM phụ trách), đặt nội khí quản là thủ thuật có khả năng tai biến, dù đặt thành công khả năng t‌ử von‌g vẫn rất cao. Vì vậy, cuộc gọi của bệnh viện, hay cho bệnh nhân nói chuyện với gia đình, có tính chất thông báo tình trạng để họ chuẩn bị tâm lý.

Thông thường, với F0 suy hô hấp chậm, các bác sĩ tiên lượng được khả năng phải thở máy, sẽ thu xếp cho bệnh nhân tự nói chuyện với người nhà sớm. Hoặc nếu kịp, bác sĩ sẽ chủ động gọi cho người nhà trước khi làm thủ thuật. Nhưng thực tế, nhiều F0 được chuyển đến tầng tháp này đã "thập tử nhất sinh", không thể giao tiếp. Nhiều ca suy hô hấp chỉ trong 4-5 phút, phải đặt nội khí quản cấp cứu gấp thì bác sĩ sẽ tranh thủ thời gian vàng để can thiệp y tế trước, gọi điện sau.

"Việc này không nằm trong quy định bắt buộc, song đây có thể là cuộc gọi cuối cùng của bệnh nhân với gia đình nên chúng tôi sẽ cố gắng kết nối", chị Trân chia sẻ.

Về phản ứng của người nhà, bác sĩ Trân cho hay, đa phần đã có chuẩn bị tâm lý sẵn. Họ đồng cảm và tin nhân viên y tế đã cố gắng hết sức. Một số khác sốc, khó chấp nhận sự thật, cần bác sĩ an ủi, xoa dịu.

Tại các bệnh viện d‌ã chi‌ến ở TP HCM (thu dung và điều trị F0 triệu chứng nhẹ), tỷ lệ bệnh nhân suy hô hấp nặng thấp hơn rất nhiều so với các đơn vị hồi sức Covid-19. Bác sĩ Trần Văn Khanh (Giám đốc bệnh viện d‌ã chi‌ến số 3, TP Thủ Đức) cho biết, hiện vài ngày mới có một ca cần đặt nội khí quản nên các bác sĩ đều gọi điện giải thích trước cho người nhà. Đặc điểm của bệnh nhân lúc này là mệt nhọc, thở rướn, nói khó, hoặc bất tỉnh nên bác sĩ hạn chế cho thân nhân trò chuyện trực tiếp, hay gọi hình ảnh, tránh người nhà thêm rối ren, hoảng loạn.

Tính đến ngày 16/9, thành phố ghi nhận 310.322 ca Covid-19, có 40.864 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 2.529 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài c‌ơ th‌ể).

"Lúc bệnh viện báo tin chồng nguy kịch, tôi thực sự hoảng loạn, song vô cùng biết ơn các y bác sĩ, nhân viên bệnh viện. Dù họ quá tải, bận rộn nhưng đã làm hết trách nhiệm với bệnh nhân và quan tâm đến cả gia đình người bệnh", chị Nguyễn Thị Quế nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12789
  1. TP.HCM: Tối đa 1/2 số lao động có Thẻ xanh COVID làm việc tại các cơ quan từ 1/10
  2. Từ 1-10, TP.HCM cho người tiêm 2 mũi vắc xin trực tiếp nộp hồ sơ đặc biệt
  3. Đêm hội Trung thu ở bệnh viện dã chiến
  4. Shipper tăng 5 lần, TP.HCM phải xét nghiệm cấp tốc
  5. Sáng kiến ’hai đội y tế kết hợp’ ngăn F0 tử vong
  6. TP HCM: 1,1% kết quả xét nghiệm dương tính ở 2 vùng đỏ và cam
  7. Vì sao 50 F0 được cấp giấy đi đường và qua các chốt?
  8. Ngày 18-9, TP HCM và Bình Dương giảm mạnh gần 2.900 ca Covid-19 so với hôm qua
  9. TP.HCM lên kế hoạch hỗ trợ đợt 3 cho người lao động như thế nào?
  10. Vì sao nhiều công nhân ở TP.HCM chưa được tiêm vaccine mũi hai?
  11. TP Hồ Chí Minh: Tỷ lệ dương tính ở vùng xanh và vàng dưới 1%
  12. Bệnh viện Chợ Rẫy tặng học bổng đỡ đầu học sinh mồ côi do Covid-19
  13. Nhật ký bác sĩ điều trị F0 chứng kiến giây phút sự sống và cái chết
  14. TP HCM chưa rút ngắn thời gian hai liều tiêm vaccine AstraZeneca
  15. Tình hình Covid-19 hôm nay 17.9: TP.HCM mở giãn cách xã hội an toàn từng bước
  16. Một quận ở TP HCM “bình thường mới”: Nhiều người đến ngân hàng, đi mua điện thoại
  17. TP HCM tiếp tục xét nghiệm thần tốc đến ngày 30-9
  18. Các tiêu chí cần thiết để TPHCM trở về trạng thái ‘bình thường mới’
  19. TP.HCM thêm 2 tuần giãn cách, nhiều người hỏi thủ tục rời TP về quê
  20. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: TP.HCM, Bình Dương... phải sẵn sàng “sống chung” với dịch
  21. TPHCM cấp mã QR cho dân sản xuất, lưu thông
Video và Bài nổi bật