Chấn động: máu, mồ hôi phi hành gia dùng xây nhà trên sao Hỏa

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Manchester, Anh đã đưa ra ý tưởng, sử dụng Protein từ máu phi hành gia, kết hợp với nước tiểu, mồ hôi và nước mắt tạo chất kết dính như keo để làm bê tông AstroCrete để xây nhà ngoài vũ trụ.
Chấn động: máu, mồ hôi phi hành gia dùng xây nhà trên sao Hỏa
Ảnh minh họa

Ý tưởng này được các nhà khoa học từ Đại học Manchester, Anh đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề và chi phí của việc gửi vật liệu xây dựng vào không gian.

"Chất keo" đặc biệt này sẽ giữ đất trên Mặt Trăng hoặc sao Hỏa dính lại với nhau, từ đó tạo ra một vật liệu giống như bê tông mà theo các nhà nghiên cứu, cứng hơn 300% so với bê tông thông thường.

Cũng theo tính toán từ nhóm nghiên cứu, gần 500kg AstroCrete chất lượng cao có thể được sản xuất trong sứ mệnh Sao Hỏa kéo dài hai năm bởi sáu phi hành gia.

Tuy nhiên, sẽ cần tới 91kg bê tông để xây dựng chỉ 0,09m2 của một ngôi nhà một tầng. Nếu được dùng làm bao cát hoặc gạch regolith nung chảy bằng nhiệt, thì mỗi phi hành gia có thể sản xuất đủ bê tông vũ trụ để mở rộng môi trường sống, tăng gấp đôi số lượng nhà ở sau mỗi nhiệm vụ.

Nhóm nghiên cứu chia sẻ trên tạp chí Materials Today Bio: "Mỗi phi hành gia - trong suốt một sứ mệnh trên sao Hỏa - có thể tạo ra đủ không gian môi trường sống cho một phi hành gia khác, cho phép mở rộng phạm vi sinh sống trên sao Hỏa".

Được biết, chi phí vận chuyển một viên gạch lên sao Hỏa lên tới 2 triệu USD. Vì vậy nếu con người định cư trên sao Hỏa thì gần như không thể mang vật liệu xây dựng từ Trái đất.

Các nhà khoa học đề xuất sử dụng protein phổ biến có trong huyết tương, được gọi là albumin huyết thanh người, sẽ hoạt động như một chất kết dính cho đất vũ trụ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn cho thấy nếu thêm nước tiểu, mồ hôi và nước mắt sẽ làm tăng đáng kể độ bền của bê tông.

Tiến sĩ Aled Roberts từ Đại học Manchester, thành viên của dự án nghiên cứu cho biết, kỹ thuật mới có nhiều lợi thế hơn so với những kỹ thuật xây dựng trên Mặt trăng và sao Hỏa được đề xuất trước đó.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore đã đề xuất sử dụng một chất có trong vảy cá và nấm gọi là chitin để xây dựng môi trường sống trên sao Hỏa.

Chitin là một trong những polyme hữu cơ phổ biến nhất trên Trái đất. Khi trộn với đất sao Hỏa, nó có thể tạo ra một vật liệu đủ cứng để xây dựng các công cụ và nơi trú ẩn.

Polyme hữu cơ này có thể lấy được trên sao Hỏa từ quá trình chuyển hóa sinh học chất thải hữu cơ của côn trùng hoặc nấm khi trồng trong các trang trại.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật