Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn “phi đao”: Ai nấy đều bỏ chạy

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều vụ cướp phá di tích đáng báo động.
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn “phi đao”: Ai nấy đều bỏ chạy
’Bức tường kim cương’ chắn ngang lối vào lăng mộ. (Ảnh: Sohu)

Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn trộm hoạt động lục soát, một trong những ngôi mộ lớn phải kể đến đó chính là Minh Định Lăng.

Lối vào hầm mộ trong Định Lăng. (Ảnh: Flickr)

Sau khi nhận tin báo, Quách Mạt Nhược (nhà sử học chuyên về cổ sử Trung Quốc) đã cùng một số chuyên gia khảo cổ khác đến địa điểm trộm mộ, nỗ lực phục hồi những tàn tích còn sót lại.

Theo Hồ sơ khai quật Định Lăng, mặc dù hầu hết các chuyên gia khảo cổ đi cùng Quách Mạt Nhược thời điểm đó đều thiếu kinh nghiệm và sử dụng công cụ khai quật lạc hậu, nhưng vẫn quyết tâm mở bằng được cung điện dưới lòng đất đầy bí ẩn này. Việc khai quật ngôi mộ đã diễn ra rất khó khăn và phải mất hơn 4 tháng, cánh cửa lăng mộ mới được tìm thấy.

Một hiện tượng kỳ lạ chưa từng có hiện ra trước mắt khiến tất cả các chuyên gia phải ngỡ ngàng: Họ phát hiện “bức tường kim cương” như một rào chắn phía trước lăng mộ, chỉ cần bị dỡ bỏ nó, sẽ thành công vào trong lăng mộ.

’Bức tường kim cương’ chắn ngang lối vào lăng mộ. (Ảnh: Sohu)

10 lần bức tranh 500 tuổi trong bảo tàng, chuyên gia giật mình: Góc tranh có một người xuyên không?Ngư dân tìm thấy viên kim cương 34 carat, đem bán với giá 270.000 NDT, tưởng “hời lớn” ai ngờ lại gặp họa

Công cuộc khám phá tiếp tục được các chuyên gia thực hiện. Trong khi họ đang cố gắng loại bỏ dần “bức tường kim cương” thì cảnh tượng lịch sử khảo cổ học chưa từng có đã xảy ra: Một làn khói nghi ngút trộn lẫn mùi hôi lạnh phun ra từ sâu bên trong lăng mộ. Các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường do cung điện ngầm đóng cửa hơn 300 năm nên họ vẫn quyết định tiếp tục khám phá.

Khói tan, cánh cửa lăng mộ từ từ mở ra, kinh hoàng nối tiếp khinh hoàng, rất nhiều "phi đao" bất ngờ được hạ xuống chắn ngang lối vào, nhất thời khiến các chuyên gia hoảng sợ và cố gắng chạy thoát ra khỏi lăng.

"Phi đao" đá nhũ được tìm thấy, có chức năng bảo vệ lăng mộ. (Ảnh: Sohu)

Qua sự việc việc này, đội khảo cổ biết được rằng, “phi đao” làm bằng thạch nhũ kia thực chất là một thứ vũ khí chống trộm cổ tự nhiên và khẳng định ngôi mộ không hề bị đánh cắp bất cứ thứ gì cho dù đã bị bọn trộm thường xuyên ghé thăm.

Kết thúc chiến dịch, Quách Mạt Nhược cùng đội quyết định không tiếp tục khám phá lăng mộ để bảo vệ nguyên hiện trạng đã có.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật