Phó Đô đốc Mỹ: An ninh biển phải theo luật quốc tế

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hoa Kỳ vẫn đã và đang có nhiều hoạt động hiện thực hóa mối quan tâm tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phó Đô đốc Mỹ: An ninh biển phải theo luật quốc tế
Phó Đô đốc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ Michael F. McAllister. Ảnh US Coast Guard

Trong cuộc họp báo trực tuyến đầu tháng 9/2021, Phó Đô đốc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (Tư lệnh Khu vực Thái Bình Dương; Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ Tây), ông Michael F. McAllister đã thông báo về triển khai hiện nay của Tàu tuần tra Cutter Munro của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển.

Tàu tuần tra này hiện nay được triển khai dưới quyền Tư lệnh Hạm đội 7 và đang tham gia vào các cuộc trao đổi chuyên môn và nâng cao năng lực với các quốc gia đối tác, mà mới đây nhất là một số cuộc tuần tra chung, một cuộc tập trận tìm kiếm và cứu nạn và các hoạt động bằng các tàu nhỏ với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines và cơ quan nghề cá Philippines.

“Giờ đây, khi Tàu tuần tra Munro được triển khai, nó tiến hành các hoạt động theo chỉ đạo của Hạm đội 7. Và vì vậy nó là một phần của lực lượng hải quân hỗn hợp mà chúng tôi đã nêu rõ trong chiến lược Ba lực lượng của Hoa Kỳ. Tàu tuần tra đã sẵn sàng cho bất kỳ cuộc khủng hoảng hay xung đột nào. Chúng tôi thực hiện các năng lực hiệp đồng độc đáo với hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và các nhân viên an ninh hàng hải trong toàn khu vực,” Phó Đô đốc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ nhấn mạnh.

Về hoạt động của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ tại Khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, ông Michael F. McAllister nói rõ, hơn 150 năm hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương, Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ đã bảo vệ các lợi ích chủ quyền của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt gồm lãnh thổ Guam và Khối thịnh vượng chung của Quần đảo Bắc Marianas và Samoa… hàng triệu dặm vuông trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Hoa Kỳ. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cũng đã hỗ trợ trực tiếp cho COFA Bang Palau, FSM, Cộng hòa Quần đảo Marshall.

"Nhưng rộng hơn, Hoa Kỳ xem đây là một khu vực cực kỳ quan trọng. Chiếm một nửa thương mại của thế giới và một nửa dân số thế giới ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vai trò chính của Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỹ là nỗ lực đóng góp vào sự ổn định và an ninh của khu vực", Phó Đô đốc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ khẳng định.

Theo ông Michael F. McAllister, Hoa Kỳ sẽ xây dựng và tận dụng quan hệ đối tác để nâng cao khả năng và năng lực của các quốc gia đối tác trong việc thực hiện các sứ mệnh đóng góp cho lợi ích chung như tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, thực thi Pháp Luật và hiệp ước nghề cá, giải quyết nạn buôn người, chống vận chuyển m‌a tú‌y, chống khủ‌ng b‌ố, ứng phó với thảm họa, và những vấn đề khác.

"Và đặc biệt trong các lĩnh vực sứ mệnh này, điều quan trọng là phải thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ, ý tôi có nghĩa là tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", vị này nêu quan điểm.

Phó Đô đốc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ Michael F. McAllister nói rõ thêm: “Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ là một lực lượng quân sự của Hoa Kỳ. Chúng tôi có thể tích hợp liền mạch vào các hoạt động quốc phòng cùng với Hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng quân sự khác của Hoa Kỳ. Chúng tôi hoàn toàn có thể tương tác với các đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi cũng có các vai trò thực thi Pháp Luật và quản lý phù hợp cả hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển ở khu vực Thái Bình Dương. Các sứ mệnh của chúng tôi phù hợp với nhu cầu của các quốc gia Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương”.

Về an ninh biển Đông, Phó Đô đốc McAllister nhận định, Biển Đông thực sự là một siêu xa lộ trên biển và hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển trong khu vực là rất quan trọng để xây dựng nền quản trị hàng hải tốt. Trên thực tế, tôi cam kết rằng chúng tôi đang hiện diện trong khu vực như một phần để hỗ trợ các đối tác chính đang ngày càng lo ngại về các hành động hung hăng và đôi khi mang tính cưỡng bức của Trung Quốc.

Trước đó, trong một cuộc họp báo tổ chức tháng 7/2021, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ cũng đưa ra một thông báo tương tự. Theo đó, Lực lượng này đã đưa vào vận hành ba tàu cao tốc phản ứng nhanh đó là Myrtle Hazard, Oliver Henry và Frederick Hatch tại cảng mới ở Apra, Guam.

"Những tàu cao tốc phản ứng nhanh này sẽ làm tất cả các loại nhiệm vụ, vô số nhiệm vụ. Nó sẽ phát hiện, ngăn chặn và trấn áp hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không tuân thủ quy định - không được thông báo, không được kiểm soát. Ngăn chặn các chuyến vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia bằng đường biển có chứa m‌a tú‌y hoặc các hàng hóa bất hợp pháp khác. Thúc đẩy quản lý hoạt động hàng hải dựa trên luật lệ. Bảo vệ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, đồng thời thực sự giúp đạt được các mục tiêu an ninh quốc gia ở khu vực các quốc gia Châu Đại Dương (Micronesia)", Đô đốc Karl Schultz cho biết.

Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ. Ảnh US Coast Guard

Tái khẳng định nguyên tắc ủng hộ Biển Đông, Biển Hoa Đông là vùng biển tự do và mở ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho hoạt động tự do thương mại, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự tuân thủ có trách nhiệm với trật tự dựa trên quy tắc, quản lý hoạt động hàng hải hiện đại.

"Và tôi nghĩ rằng khi có các tranh chấp trong khu vực, chúng ta nên giải quyết thông qua các cơ chế đã thiết lập. Các tác nhân khu vực có tính chất cưỡng chế, đối kháng đang phá hoại các tàu đánh cá trong các khu vực tranh chấp, tôi không chắc điều đó có giống với quản lý trật tự hàng hải hiện đại dựa trên các quy tắc mà Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ muốn thực hiện trong khu vực khi chúng tôi đóng góp lực lượng và thủy thủ", ông Karl Schultz nói trong cuộc họp báo.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật