Khoai tây sẽ cực tốt nếu bạn tránh được 4 sai lầm phổ biến này

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
Khoai tây sẽ cực tốt nếu bạn tránh được 4 sai lầm phổ biến này
Ảnh minh họa

Khoai tây là món ăn quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thành phần trong khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, đặc biệt khi khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây có nhiều ưu điểm cho sức khỏe, trong đó phải kể đến 4 công dụng sau:

- Tăng cường miễn dịch: Khoai tây cung cấp khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho c‌ơ th‌ể, giúp phòng chống cảm lạnh, chảy máu nướu răng, nhiễm trùng…

- Tốt cho tiêu hóa: Lượng carbohydrate có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

- Hỗ trợ hoạt động tim mạch: Khoai tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch do chất xơ cũng giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu. Ngoài ra, vitamin C và B6 còn giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.

- Làm đẹp da: Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho có trong khoai tây đều có thể giúp da của bạn được mềm và mịn. Không chỉ ăn trực tiếp, bạn có thể dùng khoai tây để đắp mặt.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi trong quá trình chế biến khoai tây

Theo thói quen chế biến của các đầu bếp châu Âu thì có thể để cả vỏ khoai tây để nướng, luộc. Một số tài liệu cũng cho rằng vỏ khoai tây có lợi cho sức khỏe. Trong khi đó lại có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong vỏ khoai tây có chứa nhiều muối glycoside, loại muối này có hại cho c‌ơ th‌ể. Nên việc để nguyên cả vỏ khoai tây luộc chín sau đó bóc bỏ vỏ cũng vẫn có thể có hiện tượng ngộ độc. Vì trong quá trình đun nấu, vẫn có một bộ phận muối glycoside ngấm vào khoai. Vì vậy, cần gọt vỏ khoai tây trước khi chế biến.

Các chuyên gia khuyến cáo kể cả nướng hay luộc cũng nên gọt bỏ vỏ khoai tây. Ảnh minh họa

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Xuân Hồng cho hay, khoai tây là củ nên ít có thuốc bảo vệ thực vật hơn rau ăn lá. Tuy nhiên, khoai tây tiếp xúc thường xuyên với đất, lớp biểu bì trực tiếp hút chất dinh dưỡng và không loại trừ cả những chất độc hại trong đất nếu có.

Nếu ăn khoai tây không gọt vỏ khi chế biến, bạn sẽ gặp nguy hiểm vì phải hấp thụ chất hóa học này nhiều hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không ăn khoai tây trong các trường hợp sau:

Không ăn củ có vỏ màu xanh

Ảnh minh họa

Khi mua khoai tây, ngoài chú ý chọn những củ không giập nát, còn cần lưu ý cả những củ khoai tây có màu xanh nữa.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Việc sản sinh chất độc solanine chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh.

Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu củ khoai tây đã bị bị hư hại thì bạn nên loại bỏ.

Không ăn khi mọc mầm

Ảnh minh họa

Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin, chủ yếu nằm trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít.

Triệu chứng ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm biểu hiện như: bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng có thể gây t‌ử von‌g do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Tuy nhiên, do lượng solanin trong khoai tây không đáng kể nên ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều và ăn cả mầm khoai.

Không bảo quản trong tủ lạnh

Ảnh minh họa

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra chắc chắn bạn sẽ thấy khoai bị nhũn và héo đi. 

Cách bảo quản khoai tây tối ưu nhất là cho vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

Lưu ý: Trước khi chế biến khoai tây, bạn nên gọt sạch vỏ, ngâm vào nước muối loãng vài giờ. Khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật