Sốc nặng “chiếc đuôi” lạ của Trái Đất, mắt thường không thể thấy

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặt Trăng khi quay quanh Trái Đất, thường xuyên bay qua chiếc đuôi này và được che chắn khỏi các hạt tích điện trong vũ trụ, cho phép phản ứng tạo nước.
Sốc nặng “chiếc đuôi” lạ của Trái Đất, mắt thường không thể thấy
Phát hiện này giúp giải thích dấu hiệu của nước trên Mặt trăng và cung cấp kiến thức quan trọng cho các sứ mệnh tương lai của các cơ quan vũ trụ.(Ảnh:BRIGHT SIDE Series)

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng Trái đất có một chiếc đuôi plasma dài, mạnh mẽ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. (Ảnh:Newsweek)

Chiếc đuôi này xuất phát từ từ quyển của Trái đất và kéo dài ở mặt ban đêm của hành tinh. Khi gió Mặt trời đập vào từ quyển, lá chắn từ tính này biến dạng, tạo ra chiếc đuôi từ tính. (Ảnh:NATURE ASTRONOMY)

Mặt trăng, khi quay quanh Trái đất, thường xuyên bay qua chiếc đuôi này và được che chắn khỏi các hạt tích điện trong vũ trụ, cho phép phản ứng tạo nước. (Ảnh:New Scientist)

Nước lỏng không thể tồn tại trên bề mặt Mặt Trăng vì ánh sáng mặt trời phân hủy hơi nước, làm hydro nhanh chóng mất vào không gian. (Ảnh:NATURE ASTRONOMY)

Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã dự đoán rằng nước đá có thể tồn tại trong các miệng hố lạnh lẽo, bị che khuất vĩnh viễn ở các cực của Mặt Trăng. (Ảnh:wikipedia)

Các phân tử nước cũng được phát hiện trong lớp khí mỏng trên bề mặt Mặt Trăng. (Ảnh:MIT Technology Review)

Nước và nhóm hydroxyl liên quan có thể tồn tại dưới dạng liên kết hóa học với khoáng chất Mặt Trăng, chứ không phải nước tự do.(Ảnh:wikipedia)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật