Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Dầu thô lao dốc “sốc”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái làm lu mờ triển vọng nhu cầu nhiên liệu lại khiến giá dầu thô lao dốc mạnh hôm nay...
Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Dầu thô lao dốc “sốc”
Ảnh minh họa

Lo ngại suy thoái kinh tế làm nhu cầu tiêu thụ dầu yếu hơn khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái, dầu thô lao dốc 

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/8/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 91,27 USD/thùng, giảm 2,26 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 97,97 USD/thùng, giảm 1,63 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái, dầu thô lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Lo ngại suy thoái, dầu thô lao dốc

Giá dầu ngày 13/8 giảm mạnh chủ yếu do đồng USD mạnh hơn khi thị trường đặt cược vào khả năng Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuộc họp chính sách tháng 9/2022. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn dự báo về khả năng tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản của Fed.

Đồng USD mạnh hơn còn do sự suy yếu của nhiều đồng tiền châu Á.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do lo ngại nhu cầu toàn cầu yếu hơn trước lo ngại suy thoái kinh tế.

Trong báo cáo hàng tháng, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ mức 3,5% xuống còn 3,1%. Cùng với việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, OPEC cũng hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2022 vào khoảng 3,1 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

OPEC cho biết cơ sở để đưa ra dự báo trên là do tác động kinh tế của căng thẳng Nga-Ukraine, lạm phát cao và nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.

Trong khi nhu cầu được dự báo yếu hơn thì nguồn cung dầu tiếp tục được cải thiện khi Mỹ và một số nước đồng minh sẽ triển khai kế hoạch giải phóng kho dự trữ năng lượng.

Việc nhiều nước EU có động thái “nới lỏng” các biện pháp cấm vận với dầu thô Nga nhằm giảm thiểu các tác động rủi ro về kinh tế, tránh nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng cũng khiến giá dầu thô giảm mạnh.

Ở diễn biến mới nhất, hoạt động khai thác dầu ngoài khơi Vịnh Mexico có thể được nối lại ngay trong ngày 13/8 khi đường ống hư hỏng đã được thay thế.

IEA cũng đã nâng triển vọng nguồn cung dầu thô từ Nga thêm 500.000 thùng/ngày cho những tháng còn lại của năm 2022.

Sáng qua, giá dầu đã chịu sức ép chốt lời trong phiên sáng, sau khi đã tăng mạnh trong tuần này. Chất xúc tác chủ yếu đến từ thông tin vĩ mô tích cực, đặc biệt là dấu hiệu lạm phát sắp đạt đỉnh tại Mỹ. Điều này khiến cho giá Dollar Mỹ dần hạ nhiệt, mở ra khả năng các nhà đầu tư sẽ bớt nắm giữ tiền mặt mà chuyển sang thị trường rủi ro như chứng khoán, hàng hóa.

Các báo cáo của EIA, IEA, OPEC trong tuần đưa ra các ý kiến trái ngược, với EIA dự đoán nhu cầu giảm, IEA cho rằng nhu cầu sẽ tăng còn OPEC hầu như giữ nguyên nhận định so với báo cáo tháng trước. Các báo cáo tháng hiện tại đều có tầm ảnh hưởng tương đối giống nhau, và thực chất cả IEA và OPEC đều phát hành báo cáo trong cùng ngày, do đó có thể thấy lực mua chủ yếu đến từ tâm lý cải thiện trên thị trường chung và các yếu tố kỹ thuật. Khi các yếu tố vĩ mô dần trở nên tích cực, các thông tin về cung – cầu cũng mới dần được chú ý trở lại và tạo nhịp cho thị trường. Hiện tại, trong tháng 8, đã hết các báo cáo và dữ liệu quan trọng. Do đó trong thời gian tới, khả năng cao thị trường sẽ bớt biến động mạnh và có khả năng tạo ra xu hướng rõ ràng hơn.

Nguồn: MXV

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/8.

Theo đó, căn cứ vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và định hướng điều hành giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 750 đồng/lít (kỳ trước là 850 đồng/lít), dầu di‌esel ở mức 350 đồng/lít (kỳ trước là 450 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 650 đồng/lít (như kỳ trước) và dầu mazut ở mức 716 đồng/kg (kỳ trước là 787 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 12/8 như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu di‌ezen 0.05S không cao hơn 22.908 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 23.320 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 21 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 8 lần giảm.

Theo Bộ Công Thương, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá ngày 1/8/2022 và ngày 11/8/2022 là: 105,923 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON92 (giảm 4,709 USD/thùng, tương đương giảm 4,256% so với kỳ trước); 109,921 USD/thùng xăng RON95 (giảm 4,534 USD/thùng, tương đương giảm 3,961% so với kỳ trước; 122,806 USD/thùng dầu hỏa (giảm 7,563 USD/thùng, tương đương giảm 5,801% so với kỳ trước); 124,994 USD/thùng dầu di‌esel (giảm 5,519 USD/thùng, tương đương giảm 4,228% so với kỳ trước); 498,276 USD/tấn dầu mazút 180CST 3,5S (tăng 2,991 USD/tấn, tương đương tăng 0,604% so với kỳ trước).

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 21 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 8 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 23.725-24.669 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2.

Điều này khiến cho người dân và doanh nghiệp vui mừng bởi chi phí cho xăng dầu giảm, đồng nghĩa với gánh nặng lên vai đã nhẹ bớt, có thể kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Theo đánh giá của chuyên gia, giá xăng dầu giảm mạnh không chỉ giúp người dân được hưởng lợi trực tiếp từ giá xăng mà còn có thể hưởng lợi gián tiếp từ việc giảm giá các loại hàng hóa, dịch vụ.

Ngày 8/8, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

Cụ thể, sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 51/2022/NĐ-CP.

Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

Theo Bộ Tài chính, so với nhiều nước, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40% - 55% đối với xăng và 35% - 50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn).

Được biết, giá xăng dầu trong nước ở kỳ điều hành tới vẫn được dự báo vẫn có cơ hội giảm tiếp do giá dầu thế giới vẫn đang ở mức thấp, giá xăng nhập cũng hạ nhiệt.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng nhập từ Singapore tính đến ngày 10/8 đã giảm về mức 107,77 USD/thùng. Mức giá này tương đương với giá hồi đầu tháng 2, khi đó giá xăng bán lẻ là 24.360 đồng/lít. Như vậy, nếu trừ đi thuế bảo vệ môi trường là 3.300 đồng thì giá xăng nhập hiện chỉ ở mức hơn 21.000 đồng/lít. Việc giá xăng nhập giảm sẽ là cơ sở để giá xăng trong nước tiếp tục hạ.

Theo doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, nếu giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, giá xăng nhập vẫn hạ nhiệt hoặc đi ngang trong những ngày tới thì giá xăng dầu trong nước vào kỳ điều hành tới (ngày 21/8) sẽ có cơ hội tiếp tục giảm. Tuy nhiên, mức giảm cụ thể thế nào còn phụ thuộc vào biến động giá xăng, dầu thế giới trong một vài ngày tới cũng như mức trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu của cơ quan điều hành. Nếu đúng như dự đoán thì giá xăng, dầu trong nước vào kỳ điều hành tới sẽ có lần thứ 6 hạ giá liên tiếp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật