Tướng Nga: “Vòm sắt” Israel cũng không thế giúp Ukraine lật ngược tình thế ở Donbass

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đại tướng Yury Baluyevsky, nguyên Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga (2004-2008) nhận định, hệ thống ’Vòm Sắt’ của Israel cũng không phát huy được tác dụng gì trong xung đột Nga-Ukraine.
Tướng Nga: “Vòm sắt” Israel cũng không thế giúp Ukraine lật ngược tình thế ở Donbass
Ảnh minh họa

Hồi cuối tháng 6 năm nay, tờ Jerusalem Post của Israel dẫn lời đại sứ Ukraine tại nước này là ông Yevgeny Korniychuk cho biết, Kiev không cần những hệ thống phòng không kiểu “quyên góp”, mà mong muốn mua được hệ thống phòng không “Vòm Sắt” (Iron Dome) của Israel.

Tuyên bố của Đại sứ Ukraine đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố phá hủy các phương tiện phòng không của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở vùng Donbass, bao gồm cả những phương tiện phòng không do Mỹ và các quốc gia NATO sản xuất.

Trước đó, tờ Politico năm 2021 đưa tin, một số thành viên Quốc hội Mỹ đã đưa vào dự luật quốc phòng năm 2022 những điều khoản sửa đổi, quy định việc bán hoặc chuyển giao cho Ukraine những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mới, bao gồm cả các hệ thống Iron Dome mua từ Israel.

Sau đó, cố vấn của tổng thống Ukraine là ông Aleksey Arestovich, người sau đó là thư ký báo chí của phái đoàn Kiev trong nhóm liên lạc tại Donbass, tuyên bố rằng, “Vòm Sắt” sẽ giúp bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng và gia tăng năng lực chiến đấu của quân đội Ukraine.

Thế nhưng, trong một bài phát biểu trước đây, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói rằng, lực lượng phòng không nước này sẽ có những hệ thống phòng không hiện đại, thậm chí mạnh hơn cả “Vòm Sắt”. Ông cũng lưu ý rằng, hệ thống phòng không của Israel “không phù hợp với Ukraine”.

bình luận về việc Ukraine có thể nhận được những hệ thống phòng không hiện đại như Iron Dome của Israel, Đại tướng Yury Baluyevsky, nguyên Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga (2004-2008) nhận định, “Vòm Sắt” sẽ không có tác động lớn đến xung đột Nga-Ukraine.

Ông Baluyevsky viết trong lời tựa tác giả cho cuốn sách mới “Các cuộc chiến tranh ngoại lai - một hình thái mới” do “Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ” xuất bản rằng, Kiev đã nhiều lần đề nghị Israel bán hệ thống phòng không Vòm Sắt cho họ để chống lại không quân Nga.

Theo ông, hệ thống tên lửa phòng không Iron Dome của Israel là một thành tựu kỹ thuật cao, nhưng cho đến nay nó chỉ hiệu quả trong việc đối phó với tên lửa bán chuyên nghiệp, còn nó sẽ không có tác dụng gì đối với những nước có các hệ thống tấn công tiên tiến với số lượng lớn.

Theo số liệu của Israel, xác suất đánh chặn mục tiêu điển hình (đạn pháo MLRS) của tổ hợp “Vòm Sắt” đã được chứng minh là 90%. Tính hiệu quả của Iron Dome giúp giảm đáng kể tổn thất do pháo kích của các lực lượng Hezbollah (Lebanon) và Hamas (Palestine) vào lãnh thổ Israel.

Hiệu quả của các cuộc tấn công vào lãnh thổ Israel của nhóm Hezbollah sau năm 2006 (chiến tranh Lebanon lần thứ hai) xác định đã giảm nhiều so với các cuộc xung đột tương tự trước đó, sau khi hệ thống Vòm Sắt được đưa vào biên chế hoạt động chiến đấu vào năm 2011.

Vị Đại tướng Lục quân Nga chỉ rõ, hiệu quả sử dụng hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Israel bị được đánh giá cao chủ yếu bởi trình độ kỹ thuật thấp nói chung của các đối thủ của Israel, những lực lượng dựa vào việc sử dụng phần lớn là các loại đạn không điều khiển.

Ví dụ như loại đạn thường được Palestine và Hezbollah sử dụng là tên lửa Qassam bán chuyên nghiệp, cùng với các loại đạn không điều khiển khác thường bay theo quỹ đạo đường bay đơn giản nhất, không có khả năng thay đổi chỉ thị mục tiêu nên rất dễ tính toán và đánh chặn.

Theo quan điểm của ông, việc các đối thủ sử dụng đạn pháo, đạn tên lửa có điều khiển hoặc đạn rocket dẫn đường, ví dụ như đạn pháo 2K25 Krasnopol M, tên lửa đạn đạo Iskander, MLRS Tornado… của Nga sẽ làm giảm đáng kể xác suất đánh chặn chính xác mục tiêu.

Ngoài ra, các đối thủ của Israel cũng chỉ có các tên lửa đơn nhất hoặc bệ phóng rời của pháo phản lực nên không thể tổ chức các đợt tấn công kiểu bão hòa nên Iron Dome vẫn dễ đánh chặn. Nếu đối phương có các tổ hợp MLRS và tổ chức các đợt tấn công bằng nhiều tổ hợp cùng lúc thì sẽ gây quá tải cho khả năng tính toán của “Vòm sắt”.

Một thực tế là phong trào Hamas đã tìm ra cách vô hiệu hóa Vòm sắt bằng chiến thuật phóng hàng trăm rocket vào một mục tiêu duy nhất, khiến Vòm Sắt không thể đánh chặn kịp.

Năm 2019, tướng Yaakov Amidror, cựu Cục trưởng Cục Nghiên cứu tình báo Quân đội Israel, khi đó thừa nhận hàng chục khẩu đội “Vòm sắt” đã thất bại trước một loạt rocket bắn ào ạt của Hamas khi chỉ hạ được 240 trong tổng số 690 quả rocket (tỷ lệ bắn hạ chỉ đạt 35%).

Trong 11 ngày giao tranh năm 2021, Hamas và các nhóm vũ trang ở Gaza đã phóng rải rác nhiều đợt với tổng cộng 4.070 quả rocket và đã có vài trăm quả vượt qua được sự đánh chặn của Vòm Sắt, khiến 12 người ở Israel thiệt mạng.

Thế nhưng, Nga-quốc gia có tiềm lực lục quân thuộc nhóm mạnh nhất thế giới lại có khả năng huy động cùng lúc vài chục hệ thống MLRS, phóng ồ ạt số lượng rocket tới hàng ngàn quả trong thời gian chỉ vài chục phút, khiến không hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn được.

Hơn nữa, Nga cũng có những loại vũ khí có thể tiêu diệt các hệ thống Iron Dome để giảm hiệu năng đánh chặn của chúng ví dụ như sử dụng các UAV cảm tử, tên lửa chống radar, tên lửa hành trình tấn công chính xác, thậm chỉ là sử dụng chính các loại đạn pháo thông minh để đánh vào các khẩu đội “Vòm sắt”.

Do đó, nếu Ukraine mua hoặc được viện trợ một vài khẩu đội Iron Dome thì “Vòm sắt” cũng không thể làm gì để vãn hồi được cục diện chiến trường Donbass, bởi nó không có chức năng tấn công, trong khi không thể ngăn chặn chặn nổi đòn tấn công hỏa lực của quân đội Nga.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15074
  1. Vì sao Ukraine coi đàm phán với Nga là “thảm họa văn minh”?
  2. Phương Tây sắp cạn vũ khí viện trợ Ukraine
  3. Nga tuyên bố kiểm soát khu định cư chiến lược ở Donbass
  4. Ukraine gặp khó trong việc trả lương binh sĩ, Nga tăng chi quốc phòng
  5. Các giả thuyết về loạt vụ nổ bí ẩn tại căn cứ Nga trên bán đảo Crimea
  6. Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 13/8
  7. Nga phá hủy hệ thống HIMARS của Ukraine tại Donetsk
  8. Ukraine: 60 phi công, kỹ thuật viên Nga tử vong trong vụ nổ căn cứ ở Crimea
  9. Ukraine, mảnh đất “kẹt” giữa Nga và phương Tây
  10. Xe tăng Nga bốc cháy dữ dội sau màn phục kích của biên phòng Ukraine
  11. Nguy cơ thảm họa hạt nhân ở Zaporizhzhia khi xung đột ở Ukraine tiếp diễn
  12. Căn cứ không quân Saki của Nga ở Crimea có phải bị trúng tên lửa? Tàu chiến Nga diễn tập bảo vệ Crimea
  13. Ukraine nhận thêm siêu pháo “khủng” từ Anh, động thái bất ngờ của quân đội Nga ở Mariupol
  14. Ẩn số Ukraine trong vụ nổ căn cứ Nga tại Crimea
  15. Ukraine nhận “món quà” từ Anh, Kiev “cầu cứu” LHQ về vấn đề Nga giam giữ tù binh
  16. Hầu hết lựu pháo phương Tây cung cấp cho Ukraine không dùng được
  17. Mỹ ủng hộ thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy hạt nhân của Ukraine
  18. Ukraine tuyên bố có thể tấn công hầu hết tuyến hậu cần của Nga ở phía Nam
  19. Nga tuyên bố không coi Thụy Sĩ là trung lập
  20. Ukraine kêu gọi EU cấm người giàu Nga nhập cảnh, Moscow bác đề xuất của LHQ
  21. Ông Medvedev: Tổng thống Ukraine Zelensky chỉ có hai lựa chọn
Video và Bài nổi bật