Mãn nhãn với siêu trăng “cá tầm” sáng rực khắp thế giới

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bầu trời đêm tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được chứng kiến siêu trăng cuối cùng của năm nay tỏa sáng rực.
Mãn nhãn với siêu trăng “cá tầm” sáng rực khắp thế giới
Trăng cá tầm xuất hiện ở Hy Lạp. Ảnh: AFP

Theo trang Daily Mail vào 9h tối ngày 11/8, nhiều quốc gia trên thế giới đã được ngắm siêu trăng cuối cùng của năm nay hay còn gọi là siêu trăng "cá tầm".  

Được biết trăng "cá tầm" là siêu trăng thứ 4, cũng là siêu trăng cuối cùng trong năm xuất hiện, sau mặt trăng "buck" xuất hiện vào tháng 7, mặt trăng "dâu tây" vào tháng 6 và mặt trăng "hoa" (nguyệt thực toàn phần) vào tháng 5.  Siêu trăng tháng 8 hay còn gọi là siêu trăng "cá tầm" đang đem đến một khung cảnh tuyệt đẹp đối với những người yêu thích ngắm thiên văn.  

Mặt trăng sáng rực ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AP

Theo NaSa, siêu trăng có thể lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng rằm bình thường. Tên gọi của các siêu trăng thường gắn liền với các mùa trong năm và có liên quan chặt chẽ với thiên nhiên.  

Theo Gordon Johnston của NASA, lý do gọi trăng cá tầm bởi vào tháng 8 là thời gian cao điểm mùa đánh bắt cá tầm ở 5 hồ lớn là: hồ Superior, hồ Ontario, hồ Michigan, hồ Huron và hồ Erie.

Siêu trăng và cảnh đền thờ Camlica ở Instabul, Thổ Nhĩ Kỳ khiến trái tim người ngắm phải rung động. (Ảnh:  Getty Images)

Cũng vì bản chất của tên gọi siêu trăng gắn liền với các mùa trong năm và mỗi nơi có một tập tục riêng, nên có rất nhiều tên gọi cho siêu trăng. Chẳng hạn có nơi trên thế giới đang trong mùa thu hoạch lúa mì, ngô nên còn được gọi là trăng hạt, hay trong những đêm mùa hè sương mù có màu đỏ có nơi gọi là trăng đỏ. 

Mặt trăng như quả cầu đỏ rực trồi lên từ mặt biển vùng Dorset, Anh

Forbes cho hay trăng rằm tháng 8 còn gắn liền với nhiều tập tục tôn giáo như  lễ hội Raksha Bandhan ở Ấn Độ.  

Tại thành phố Kandy, Sri Lanka, trăng cá tầm tương ứng với sự kết thúc của lễ hội Phật giáo Perahera được tổ chức hàng năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật