Các cụ dạy “Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ” ý nghĩa là gì?

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người xưa thường nói rằng “Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ“. Nhà thuần dương, thuần âm nghĩa là gì? Tại sao lại như vậy.
Các cụ dạy “Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ” ý nghĩa là gì?
Ảnh minh họa

Người xưa quan niệm rằng, vạn vật trong trời đất đều do âm và dương sinh ra. Khí trong thì dương bốc lên thành trời, khí đục thì âm chìm xuống mới thành đất. Trời đất sau khi hình thành thì hoàn toàn không tách rời nhau, âm và dương gặp nhau giữa không trung, giao hòa rồi kết quả là tạo ra vạn vật.

Thiên nhiên luôn cân bằng bởi hai sức mạnh vừa đối nghịch nhau vừa bổ sung cho nhau, nằm trong động vật và thực vật, nước và lửa, nóng và lạnh, sáng và tối, trắng và đen, cứng và mềm, nhanh và chậm, khí thanh và khí trược, sống và chết, nam và nữ, trời và đất… ở khắp chốn mọi nơi. Hai sức mạnh đối nghịch đó, gọi là âm và dương, nhờ đó sự sống được duy trì và tiến hóa. Cân bằng âm dương là quy luật lớn nhất của vũ trụ, và cũng là quy luật sinh tử của mỗi con người.

Đối với một ngôi nhà, người xưa cũng có quan niệm âm dương. Người xưa có câu: "Nhà thuần âm thì không gả được con gái, nhà thuần dương thì khó lấy vợ".

1. Phong thuỷ bát trạch

Muốn biết âm dương của một ngôi nhà, trước hết phải hiểu âm dương của Bát Quái. Trong Đạo giáo (Trung Quốc), Bát Quái gồm có 8 quẻ là Càn, Chấn, Khôn, Tốn, Khảm, Đoài, Ly, Cấn. Trong Bát Quái chia ra 4 quẻ âm là Khôn, Tốn, Đoài, Ly và 4 quẻ dương là: Càn, Chấn, Cấn, Khảm.

Trong phong thủy bát trạch thì Bát Quái thể hiện cho 8 hướng. 8 quẻ Bát Quái sẽ tương ứng với 8 cung bát trạch đó là:

Bắc: thuộc quẻ Khảm - Dương

Đông Bắc: thuộc quẻ Cấn- Dương

Đông: thuộc quẻ Chấn - Dương

Đông Nam: thuộc quẻ Tốn - Âm

Nam: thuộc quẻ Ly - ÂmTây Nam: thuộc quẻ Khôn - Âm

Tây: thuộc quẻ Đoài - Âm

Tây Bắc: thuộc quẻ Càn – Dương

Đối với một ngôi nhà, ba yếu tố quan trọng của một ngôi nhà là cửa, nhà chính và bếp nấu. Ba yếu tố này phải tương sinh, tương khắc nhưng không thể khắc chế nhau. Do đó, khi ở trong một ngôi nhà, trước tiên nên xem cửa, sau đó mới đến chính phòng, rồi đến bếp.

Nếu tam khí của 3 khu vực này hòa hợp nhau, tương sinh nhau thì tài lộc và vượng khí sẽ đủ đầy ngược lại, sẽ rất xấu.

2. Ngôi nhà thuần dương, thuần âm

Từ các hướng Bát Quái và âm dương nêu ở trên có thể thấy 4 hướng đông, bắc, tây bắc, đông bắc đều là dương - nếu tam khí đều thuộc 4 hướng này là nhà thuần dương. Nếu tam khí ở bốn hướng tây, nam, tây nam, đông nam thì đó là nhà thuần âm.

- Ví dụ, nhà quay về hướng Nam là trạch nam (âm); cửa quay về hướng Nam, phòng ngủ ở góc Tây Nam, bếp ở hướng Tây thì cửa, nhà chính và bếp nấu đều ở vị trí âm. Đó là một ngôi nhà thuần âm.

- Nếu là nhà quay về hướng Bắc, cửa quay về hướng Bắc, phòng ngủ và bếp lần lượt là ba hướng Tây Bắc, Đông Bắc, hoặc Đông , nghĩa là Tam khí cùng ở dương, đó là nhà thuần dương.

Dù là nhà thuần dương hay thuần âm đều không tốt, đó là điềm hao tài tốn tài lộc. Ngôi nhà như thế mất cân bằng âm dương khó sinh ra vượng khí tài lộc. Theo quan niệm của người xưa, đàn ông là dương, phụ nữ là âm. Nhà thuần dương nghĩa là đàn ông không muốn lấy vợ; còn ngược lại, nhà thuần âm thì nữ giới không muốn lấy chồng. Nếu cố chấp lấy thì cuộc sống không hạnh phúc, vẹn toàn. Do đó, cổ nhân mới có câu "nhà nếu Thuần Âm thì con gái lớn lên không gả đi được, nhà Thuần Dương thì con trai khó cưới được vợ về".

Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm của người xưa mang tính tâm linh, chiêm nghiệm, không phải là hoàn toàn chính xác. Song với cuộc sống hiện đại, quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trong vấn đề xây dựng, người theo đạo Phật luôn để ý đến âm dương cân bằng hài hoà phù hợp với phong thuỷ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật