Tàu NASA chụp được bằng chứng Sao Hỏa sống được

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lần tìm trong kho dữ liệu khổng lồ từ Tàu quỹ đạo Sao Hỏa Reconnaissance của NASA, các nhà khoa học hành tinh Mỹ đã phát hiện ra bằng chứng về một “thế giới sự sống“ cổ đại.
Tàu NASA chụp được bằng chứng Sao Hỏa sống được
Một hồ nước ở Margaritifer Terra trong quá khứ - Ảnh đồ họa từ viện Khoa học hành tinh

Theo Science Alert, các nhà khoa học hành tinh từ viện Khoa học Hành tinh (Arizona - Mỹ) đã xác định được trong các bức ảnh của tàu Reconnaissance các trầm tích chứa đất sét trên khắp phía bắc Ladon Valles, phía Nam lưu vực Ladon và các cao nguyên phía Tây Nam xung quanh lưu vực Ladon - tất cả đều là một phần của khu vực rộng lớn được gọi là Margaritifer Terra.

Margaritifer Terra nằm ở ngay phía Nam đường xích đạo Sao Hỏa, có địa hình hỗn loạn và cổ xưa.

Đất sét chỉ ra sự hiện diện lâu dài của nước, vì nó hình thành trong điều kiện pH trung tính với lượng nước bốc hơi tối thiểu. Nhóm nghiên cứu cho rằng nước đã chảy đến đây từ khoảng 3,8 tỷ năm trước đến 2,5 tỷ năm trước, một khoảng thời gian lớn trong lịch sử Sao Hỏa.

Tiến sĩ Catherine Weitz, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả: "Các lớp trầm tích nhiều lớp có tông màu sáng đầy màu sắc có độ lún tương đối thấp và chứa đất sét trong khoảng cách 200 km là bằng chứng cho thấy một hồ nước rất có thể đã xuất hiện trong lưu vực Ladon và phía bắc Ladon Valles".

Sự xuất hiện của hồ nước và đất sét sẽ hỗ trợ cho một môi trường thuận lợi cho sự sống vào thời điểm nó tồn tại.

Tàu quỹ đạo Sao Hỏa Reconnaissance của NASA - Ảnh: NASA

Mặc dù nó không phải là bằng chứng chính xác về sự sống, nhưng nó gợi ý những điều kiện có thể đã hỗ trợ sự sống. Đất sét ban đầu có lẽ hình thành xung quanh vùng đất cao hơn phía trên lưu vực Ladon, trước khi bị xói mòn bởi các kênh nước và vận chuyển xuống hạ lưu vào một hồ ở lưu vực Ladon và phía bắc Ladon Valles.

Theo nhóm nghiên cứu, dòng nước gần đây nhất đã chảy dọc dọc theo lưu vực phía tây nam Ladon. Các trầm tích ở đây khớp với một phần khác của Sao Hỏa, đồng bằng Eberswalde, ngay phía Nam của khu vực được nghiên cứu này đề cập đến.

"Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng trầm tích đất sét lắng đọng do nước chảy ở Eberswalde không phải là bất thường trong thời gian gần đây vì chúng tôi thấy nhiều ví dụ về các thung lũng trẻ tương tự nơi đất sét lắng đọng trong khu vực" - tiến sĩ Weitz giải thích.

Sự hiện diện của nước trên sao Hỏa tạm thời hay cách nào khác là rất quan trọng để xác định xem liệu sự sống có thể được hỗ trợ vào một thời điểm nào đó hay không. Sự phân bố của đất sét và các loại đá khác mà các nhà nghiên cứu phát hiện là phù hợp với khả năng nước bám xung quanh địa hình này.

Hơn nữa, đất sét là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất ổn định cho môi trường xung quanh chúng. Đặt nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện ổn định lại với nhau, cơ hội sự sống đã tồn tại và phát triển mạnh tăng lên đáng kể.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Icarus.

Phát hiện nói trên phù hợp với mối nghi ngờ về vùng Margaritifer Terra đã có từ lâu, vì địa hình hỗn loạn nơi đây được NASA cho là "điêu khắc" bởi các dòng nước cuồng nộ, bao gồm các trận lũ. Mà ở đâu có nước, sự sống có khả năng tồn tại.

Song sóng đó, "công dân Sao Hỏa đầu tiên" Curiosity, chiếc xe tự hành nổi tiếng của NASA, cũng từng tìm ra các khối xây dựng sự sống nơi một thung lũng sông cổ đại khác, cùng nhiều bằng chứng làm giả thuyết Sao Hỏa từng sống được ngày càng hiện thực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật