7 giải pháp phòng chống tác hại do thời tiết nắng nóng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các chuyên gia cảnh báo, khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong c‌ơ th‌ể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.
7 giải pháp phòng chống tác hại do thời tiết nắng nóng
Ảnh minh họa

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ đang trải qua đợt nắng nóng cao điểm, nhiều nơi nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới gần 50 độ C. Các chuyên gia khuyến cáo, nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với c‌ơ th‌ể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm cấp cứu A9 (bệnh viện Bạch Mai), c‌ơ th‌ể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ c‌ơ th‌ể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, c‌ơ th‌ể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.

Khi nhiệt độ c‌ơ th‌ể tăng lên, c‌ơ th‌ể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong c‌ơ th‌ể,...

Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận.

Đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong c‌ơ th‌ể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

Theo các chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, để chủ động phòng tránh tác hại do thời tiết nắng, nóng gây ra, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.

- Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28 - 29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại.

- Bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi.

- Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến c‌ơ th‌ể thêm phần mất nước. Lý tưởng nhất là chọn các loại nước như nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…

- Đối với những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín c‌ơ th‌ể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.

- Ngay khi c‌ơ th‌ể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.

- Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của c‌ơ th‌ể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật