Phát hiện loài cá 420 triệu năm từ thời khủng long còn sống

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Loài cá 420 triệu năm trước mà giới khoa học tin rằng đã tuyệt chủng được phát hiện còn sống ở Madagasca.
Phát hiện loài cá 420 triệu năm từ thời khủng long còn sống
Ca-Vay-Tay

Theo một báo cáo từ Mongabay News, "cá hóa thạch 4 chân" hay loài cá vây tay đã được tìm thấy còn sống khỏe mạnh ở Tây Ấn Độ Dương ngoài khơi Madagascar.

Một nhóm ngư dân Madagasca đang trong hành trình đi săn cá mập thì bất ngờ phát hiện một quần thể cá vây tay ở độ sâu 100 đến 150m dưới đáy biển.

Loài này có niên đại cách đây 420 triệu năm, được cho là đã tuyệt chủng vào năm 1938 - khi con cá vây tay còn sống cuối cùng được phát hiện ở ngoài khơi Bờ biển Nam Phi, Mongabay News đưa tin.

Do đó, các nhà khoa học đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện một con cá vây tay Ấn Độ Dương - tên khoa học Latimeria chalumnae - vẫn còn sống, với 8 vây, kiểu hình vảy đặc trưng và kích thước c‌ơ th‌ể khổng lồ.

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Khoa học SA chỉ ra rằng loài cá vây tay có thể đã phải đối mặt với một mối đe dọa sống còn do sự gia tăng của nạn săn bắt cá mập, bùng nổ từ những năm 1980.

Nghiên cứu của họ tiếp tục chỉ ra rằng, Madagascar có thể là "trung tâm" của nhiều loài phân loài cá vây tay khác nhau, do đó cần thiết phải có các hành động để bảo tồn các loài cổ đại này.

Tác giả chính của nghiên cứu - Andrew Cooke - và đồng nghiệp của ông mong muốn tuyên truyền cho mọi người biết về giá trị của loài cá vây tay độc đáo sau khoảng 40 năm họ tiến hành nghiên cứu.

"Kết quả nghiên cứu đưa ra cái nhìn toàn diện đầu tiên về loài cá vây tay Madagascar và chứng minh sự tồn tại của một quần thể quan trọng trong khu vực và môi trường thích hợp của chúng" - theo bài viết trên tạp chí Khoa học SA.

Cá vây tay không phải là loài duy nhất được phát hiện lại sau khi tưởng rằng ’’đã tuyệt chủng" trong các quần thể ở địa phương. Vào tháng 4, một con rắn biển có nọc độc được tìm thấy lần đầu tiên sau 23 năm ở Australia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật