“Không ai đi thuê khách sạn ngay dưới chân trụ gió để ngủ đâu”

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Trần Văn Bình khẳng định như vậy trước tình trạng các dự án điện gió đang chồng lấn ngay lên vùng được quy hoạch làm du lịch tại Mũi Né.
“Không ai đi thuê khách sạn ngay dưới chân trụ gió để ngủ đâu”
Các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch cho rằng không nên đưa các dự án điện gió vào sát Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Diện gió chồng lấn du lịch 

Theo ông Dương Tấn Long, Trưởng Phòng Quản lý điện và năng lượng (Sở Công thương Bình Thuận), hiện nay ở khu vực xã Thiện Nghiệp (TP.Phan Thiết) có dự án điện gió Đại Phong đã hoàn chỉnh; xã Hồng Phong (huyện Bắc Bình) dự án điện gió Hồng Phong 1 (40MW) đang thi công. Gần với biển hơn là dự án điện gió Thái Hòa (90MW) đặt ở xã Hòa Thắng cũng đang triển khai dự án. Tại xã này, sắp tới có thêm dự án Thuận Nhiên Phong (32MW). Đó là chưa kể dự án điện điện gió Hòa Thắng 1.2 (100MW) và dự án Hòa Thắng 2.2 (20 MW) cũng sắp được triển khai. Tháng 11.2020, UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung vào sơ đồ Quy hoạch điện VIII thêm 3 dự án điện gió gồm dự án điện gió Hòa Thắng 2.2 (điều chỉnh từ 20MW lên 50MW); dự án Hồng Phong 3.1 (46.2MW) và Hồng Phong 3.2 (46,2 MW).

Dác dự án điện gió này đều nằm ở gần biển Hòa Thắng, một vùng đất đã được Chính phủ quy hoạch vào Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Thậm chí có dự án chỉ cách chừng 3 km. Điều này đang tạo ra các xung đột giữa năng lượng điện gió và du lịch tại Mũi Né.

Trước những ý kiến cho rằng, khoảng cách giữa các điện gió, vẫn có thể làm du lịch sinh thái được, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Trần Văn Bình nói thẳng : “không ai đi thuê một bungalowg ngay dưới chân trụ gió để ngủ cho dù có thiết kế phòng sang trọng cỡ nào".

Xem Video: Các dự án điện gió ở miền tây Quảng Trị đang ‘nước rút’ hoàn thiện

//

Thuyền bè của ngư dân đậu ở bãi trước Mũi Né, sát với các resort thuộc Khu du lịch quốc gia Mũi Né

TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn than TKV đồng quan điểm cho rằng: “Mũi Né đã được Chính phủ quy hoạch thành khu du lịch quốc gia. Do vậy, không nên đưa bất cứ dự án điện gió nào chồng lấn lên đây.

Theo ông Sơn, trong số các dự án đã được quy hoạch và các dự án được đề nghị bổ sung vào Quy hoạch điện VIII có những dự án chồng lấn lên “Khu du lịch quốc gia Mũi Né” với diện tích chồng lấn lên tới 1.374ha. Cụ thể, diện tích chồng lấn của các dự án như: Hoà Thắng 4- 856ha; Hoà Thắng 1.1- 104 ha; Hoà Thắng 1.2- 150 ha; trong đó dự án Hòa Thắng 2.2 sát ranh giới của Khu du lịch quốc gia Mũi Né.

“Theo tôi, trong sơ đồ quy hoạch điện VIII sắp tới không nên “xen kẽ” các dự án điện gió hay điện mặt trời vào khu vực Hòa Thắng. Vì đất ven biển Hòa Thắng, Bàu Trắng (thuộc H.Bắc Bình) là đất vàng cho các dự án phát triển du lịch”- TS Sơn nhận định.

Đường vào Khu du lịch quốc gia Mũi Né

Hết xung đột titan, lại xung đột điện gió

Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Bình Thuận Trần Văn Bình cho rằng, làm điện gió không “kén” đất như du lịch và không nhất thiết phải sát ven biển. Vì thế, không nên bổ sung dự án điện gió vào quy hoạch ở Mũi Né. Thậm chí các dự án đã được quy hoạch vẫn có thể đưa ra ngoài để ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư lớn vào đầu tư du lịch ở ven biển.

Nhìn lại "lịch sử", TS Nguyễn Thành Sơn nhận xét, trước đây Bình Thuận đã từng xảy ra xung đột giữa phát triển du lịch với các vùng dự trữ khoáng sản titan. Nhưng NĐ 51/CP của Chính phủ đã cơ bản giải phóng được quỹ đất cho địa phương. Bình Thuận nên ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi, càng xa đất liền càng tốt.

Mũi Né đồng thời đang được xây dựng thành Trung tâm thể thao biển tầm quốc gia

"Các dự án điện gió ngoài khơi, về lâu dài chiếm ưu thế như cung cấp điện tại chỗ cho các dự án sản xuất Hydrogen- một nguồn năng lượng sạch trong tương lai rất gần. Theo tôi, chỉ sau 10 năm nữa, việc sản xuất nhiên liệu hydrogen ở ngoài khơi VN sẽ phát triển, mà Bình Thuận sẽ là thế mạnh”- TS Sơn nhận định.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh, khả năng “sống chung” giữ điện gió và du lịch là điều “không thể” vì ngành du lịch là ngành thu hút việc làm rất lớn cho người dân địa phương, còn điện gió hầu như không cần.

“Trước hết, các tuabin điện gió không được xây dựng gần các khu dân cư, và càng không thể gần các dự án du lịch”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật