10 chiêu giúp vợ chồng nhanh lấy lại bình an sau mỗi cuộc cãi nhau

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đôi khi chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của “nửa kia“ sau mỗi cuộc cãi nhau để nhìn nhận sự việc thấu đáo. Khi chấp nhận sự khác biệt của người khác mới có thể làm cho họ thay đổi để thích ứng với mình tốt hơn.
10 chiêu giúp vợ chồng nhanh lấy lại bình an sau mỗi cuộc cãi nhau
Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Văn An (Hải Phòng) chia sẻ: "Tôi và vợ yêu nhau từ thời cả hai cùng là sinh viên ở chung xóm trọ, cũng nhiều lần cãi nhau, nhưng vẫn tiến tới được hôn nhân. Cưới nhau được 2 tháng thì chúng tôi bắt đầu cãi nhau vì những chuyện vụn vặt, chắc do chưa có mấy kinh nghiệm hôn nhân.

Có lần vợ kêu mệt, bỏ cơm, tôi lo vợ ốm và cũng muốn trêu đùa vợ nên đã tốc chăn, nhéo tai kéo vợ dậy... Vợ đã mắng tôi cư xử thô lỗ - khiến tôi bất ngờ, bởi có thể thôi không đủ tinh tế, tâm lý nên làm vậy... Những lần cãi nhau tôi luôn là người nín nhịn, chủ động làm hoà bởi tính tôi xởi lởi và mau quên.

Vợ tôi khi yêu là người hiền lành và ngoan ngoãn, lễ phép, biết ăn nói nhưng về làm dâu cũng khó tránh khỏi chuyện xung khắc mẹ chồng – nàng dâu. Mỗi khi nghe vợ chê mẹ tôi cũng quan tâm an ủi và luôn nhường nhịn, chiều vợ. Mẹ tôi cũng có nhiều điều không hài lòng về vợ cũng nói lại, tôi cũng bảo vợ thay đổi những cái mẹ nhắc, nhưng vợ không hài lòng.

Rồi vợ tôi có thai và xin về ngoại chơi 1 tuần – nhà ngoại cách nhà tôi khoảng 100km, rồi cứ ở nhà đẻ mà không chịu về. Nghe tin vợ sinh con, mẹ tôi đã bỏ qua hết mọi chuyện khăn gói tới viện chăm sóc nàng dâu, cơm bưng nước rót rồi theo về nhà thông gia chăm dâu đẻ và cháu nội. Con đầy tháng thì mẹ tôi đưa hai mẹ con về nhà. Nhưng từ đó tôi không có cảm giác trò chuyện mặn nồng với vợ được nữa, vợ còn hay nói trống không, hoặc xưng "tôi anh".

Con được 2 tháng chúng tôi lại cãi nhau. Nguyên nhân là tối đó mẹ tôi lên gác, thấy cháu khóc nên ngó vào phòng hỏi: "Thằng cu chưa ngủ à" - vậy là vợ mắng mẹ tôi, bảo cháu đang gắt ngủ khó dỗ mà bà còn nói... Tôi thấy vậy lớn tiếng bảo vợ im, nhưng cô ấy quay lại quát tôi xối xả rất hỗn, và tôi không kiềm chế được đã tát vợ một cái. Ngay lập tức cô ấy ôm con chạy vọt ra sân, trời tối tôi sợ vợ ngã nên đã chạy theo giữ lại và mắng vợ vài câu nữa.

Cuối cùng thì vợ cũng ôm con vào phòng ngủ, nhưng không nói với ai câu nào nữa. Sáng hôm sau vợ cũng không xuống ăn cùng cả nhà, tôi nghĩ vợ mệt nên để yên cho cô ấy ngủ, dặn mẹ để phần cho vợ và đi làm. Nửa buổi thì mẹ tôi gọi điện, bảo khi mẹ đi chợ về không thấy vợ con tôi, nhìn giư‌ּờng chi‌ּếu thấy thu dọn hết tã bỉm, quần áo của hai mẹ con đi rồi.

Vợ tôi bỏ về nhà mẹ đẻ mà không thèm nói với ai một câu. Sau đó mẹ vợ gọi điện bảo tôi cho vợ con về nhà ngoại ở để dạy bảo lại. Tôi nhất quyết không đồng ý. Tôi thấy mình có lỗi là nóng tính mà tát vợ, cũng biết cãi nhau là một phần tất yếu trong hôn nhân. Nhưng mâu thuẫn chỉ vì những điều nhỏ nhặt, mỗi người lại hiểu khác nhau nên thành chiến tranh lạnh, và do không giải quyết ngay mà thành mâu thuẫn lớn. Đã thế cả hai đều chưa biết ứng xử khéo nên càng dễ hiểu lầm. Đã hơn 1 tháng mà vợ tôi vẫn không chịu về, tôi không biết làm sao để giải quyết mâu thuẫn, cũng không muốn ly hôn vì con tôi quá nhỏ.

Tư vấn của chuyên gia:

Để giữ tâm luôn bình an sau mỗi cuộc cãi vã rất khó với chúng ta, nhưng vẫn có thể thực hiện được nêu bạn biết chọn "đúng" hay chọn "hạnh phúc".

Nhiều người không bao giờ muốn nhận là mình đã sai, hay nói rõ hơn là không ai muốn nhận mình thua cuộc - nhất là khi cảm xúc đang cao trào, ai cũng bộc lộ "cái Tôi" rất rõ ràng để bảo vệ quan điểm cá nhân. Nhất là với những mối quan hệ vợ chồng, bạn thân, anh chị em... khi nóng giận chỉ cần nói, nói và nói... đã đẩy cảm xúc lê‌n đỉn‌h điểm với suy nghĩ người kia phải công nhận là mình đúng.

Sau mỗi trận cãi vã có thể một người sẽ nhận sai, hoặc không ai nhận ra sai - đúng cả. Nhưng chắc chắn một điều là cả hai đều không hề vui bởi là vợ chồng thì hờn giận, là bạn bè thì trở mặt, quay lưng, là anh chị em thì sứt mẻ tình cảm... Để rồi mỗi người một suy nghĩ, một tâm tư mà không thể vui vẻ, bình an lại như trước đó.

Vậy trong hôn nhân chúng ta cần "Hạnh phúc", hay cần "Đúng"?

Hạnh phúc vô cùng mong manh nên trước những cuộc tranh luận chúng ta cần giữ bình tĩnh, hoặc thật rộng lượng khi đối xử với nhau. Chúng ta nói yêu thương nhau, nhưng rốt cuộc lại làm người mình yêu đau khổ bằng chính cái cảm xúc yêu thương ấy.

Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, để làm chủ cảm xúc và sống trong hôn nhân nhẹ nhàng vui vẻ hơn chúng ta đừng để khổ đau làm cuộc sống thêm tổn thương, mà hãy thêm chút niềm vui vào cuộc sống bằng cách kết nối với chính mình như sau:

1. Giảm thời lượng hướng ra bên ngoài, dành nhiều thời gian kết nối lại với tâm hồn, nói chuyện với chính mình.

2. Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và các cá nhân tiêu cực.

3. Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ.

4. Đừng ganh tị với người khác (vì sẽ làm tự trọng của ta thấp, và ta tự xem mình thấp hơn người khác) - làm dấy lên sự thiếu vắng an bình nội tại.

5. Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi - giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và mối bận tâm.

6. Mỗi ngày chúng ta đều đối diện với vô số mối phiền phức, sự cáu kỉnh và những trạng thái nằm ngoài kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt nhưng không có nghĩa là ta luôn có thể thực hiện chúng. Vậy nên, ta cần phải học cách gói ghém những thứ như vậy lại và chấp nhận thân ái.

7. Hãy học và rèn luyện tính kiên nhẫn hơn nữa, tha thứ và bao dung hơn với con người và sự việc quanh ta.

8. Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân. Một số cảm xúc và tinh thần vô tư là điều đáng mong ước, nên hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta vô tư hơn, ít bi lụy hơn. Vô tư không phải là dửng dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Vô tư là khả năng để suy nghĩ và phán đoán một cách công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại vài lần, hãy tiếp tục cố gắng duy trì sự vô tư rồi bạn sẽ làm được.

iTVC from Admicro

9. Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong đó.

10. Thực hiện một số bài thực hành tập trung giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui, lo lắng, phiền muộn – vì chúng "đánh cắp" tâm tư yên bình của ta. Hãy thực hành tập trung và sống hiện hữu (ngay cả khi chỉ một vài phút trong ngày) sẽ tạo nên sự thay đổi trong đời sống hôn nhân, mang lại bình an trong tâm hồn.

Vợ chồng sống cùng nhau cần phải có sự tôn trọng và thấu hiểu - là điều quan trọng nhất trong hôn nhân. Khi xảy ra mâu thuẫn hãy lắng nghe nhau để hiểu hơn về mong muốn của "nửa kia", rồi bàn bạc với nhau để tìm hướng giải quyết tốt nhất. Mỗi người nên biết giới hạn lại cái "tôi" của mình, như vậy gia đình mới êm ấm được. Nên nhớ khi mình chấp nhận sự khác biệt của người khác mới có thể làm cho người ta thay đổi thích ứng với mình tốt hơn.

Đôi khi chúng ta phải đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận sự việc thấu đáo nhất. Với 10 miếng võ trên mong giúp các cặp vợ chồng trẻ sớm lấy lại bình an sau mỗi cuộc cãi vã để luôn hòa thuận, hạnh phúc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật