Hơn chục quả tên lửa dội vào nơi có Patriot và C-RAM

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Sabereen News, căn cứ Không quân Ain as‌sad của Quân đội Mỹ tại Iraq vừa hứng chịu cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa tầm ngắn.
Hơn chục quả tên lửa dội vào nơi có Patriot và C-RAM
Tên lửa Iran.

Cuộc tấn công diễn ra vào rạng sáng 9/4 khi ít nhất hơn 10 quả tên lửa tầm ngắn đã đồng loạt tấn công vào căn cứ Ain as‌sad. Hiện không rõ con số thiệt hại từ phía Mỹ cũng như chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Ngay sau vụ tấn công, các nhà điều tra đã phát hiện chiếc xe tải với 24 ống phóng Grad 122mm gần căn cứ Mỹ. Trong số những ống phóng này, phần lớn đạn đã được phóng.

Điều khiến người ta ngạc nhiên là tại tại Ain as‌sad, hiện đang có sự hiện diện của 3 hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, 1 hệ thống đánh chặn tầm gần C-RAM nhưng không có bất kỳ quả tên lửa đánh chặn nào được kích hoạt.

Theo nguồn tin này, hiện Mỹ đang duy trì 3.100 binh sĩ và nhân viên tại căn cứ Ain as‌sad. Thế nhưng con số về vũ khí Mỹ tại đây mới thực sự gây bất ngờ.

Cụ thể, Mỹ đang triển khai tại Ain as‌sad 20 chiếc máy bay không người lái (UAV) các loại, 15 trực thăng tấn công Apache, 2 chiếc vận tải cơ C-130, 4 chiếc máy bay vận tải cánh lật hạng nặng V-22 Osprey, 7 trực thăng UH-60 Black Hawk, 3 trực thăng CH-47 Chinook, 4 trực thăng Bell Huey, 3 hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, 1 hệ thống đánh chặn tầm gần C-RAM.

Ngoài ra, nguồn tin này còn tiết lộ sự hiện diện của lực lượng một số nước thành viên NATO tại căn cứ không quân này bao gồm: 90 nhân viên và 10 UAV từ Đan Mạch, 20 nhân viên và 10 UAV từ Na Uy, 60 nhân viên từ Ba Lan, và 5 nhân viên từ Latvia.

Được biết, cuộc tấn công rạng sáng 9/4 được coi là vụ việc nghiêm trọng và mới nhất trong những ngày gần đây nhằm vào lực lượng Mỹ đồn trú tại Iraq. Một điểm chung trong hầu hết các cuộc tấn công đều không rõ thủ phạm. Trong khi đó, quân đội Mỹ cho rằng, Iran chính là thế lực đằng sau các nhóm vũ trang tấn công lực lượng Mỹ.

Những cuộc tấn công dai dẳng nhằm vào lực lượng Mỹ khiến người ta nhớ lại tuyên bố của Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khamenei đưa ra sau vụ tập kích tên lửa vào căn cứ Mỹ tại Iraq để trả thù vụ Mỹ áp sát tướng Qassem Soleimani.

"Cuộc tấn công là cú tát mạnh giáng vào mặt Mỹ nhưng chưa đủ, bởi mục tiêu cuối cùng của Iran là đẩy lùi Mỹ khỏi khu vực Trung Đông, và Tehran sẽ tiếp tục tung các đòn tấn công nhắm vào lợi ích của Mỹ cho đến khi đạt được mục đích này", lãnh tụ tinh thần Iran nói.

Tại thời điểm đó, tuyên bố của lãnh đạo Iran khiến nhiều người lo ngại nguy cơ nổ ra xung đột giữa Tehran và Washington. Nhưng giới quan sát cho rằng Iran sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu trực diện với Mỹ.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc Tehran chỉ đe dọa suông với Washington. Iran vẫn nắm trong tay những vũ khí bí mật có thể phát động các đòn tấn công nhằm vào mục tiêu Mỹ bằng cách sử dụng các lực lượng ủy nhiệm tại Trung Đông.

Mạng lưới lực lượng ủy nhiệm của Iran rất rộng và đáng gờm, bao gồm các lực lượng cũ như dân quân Hezbollah ở Lebanon, phong trào Hamas tại Palestine cùng các nhóm mới như dân quân Shiite ở Iraq (Lực lượng Tổng động viên - PMU) hay phiến quân Houthi tại Yemen.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) gần đây còn huấn luyện và trang bị cho nhóm Quân đội Giải phóng Hồi giáo Shia (SLA) với 200.000 tay súng dòng Shiite được tuyển từ những nơi như Afghanistan, Yemen, Pakistan để triển khai ra các chiến trường nước ngoài như Syria.

Đặc nhiệm Quds thuộc IRGC chịu trách nhiệm chính trong cung cấp vũ khí và huấn luyện các nhóm dân quân do nước này hậu thuẫn. Sau vụ Tướng Soleimani bị ám sát, Tehran đã lấy lại quyền kiểm soát các nhóm này và tiếp tục chỉ đạo họ chống lại Mỹ và các đồng minh trong khu vực Trung Đông như Israel, Arab Saudi và Bahrain.

Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của thiếu tướng Esmail Ghaani, tư lệnh mới của lực lượng Quds. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo Iran có thể mở cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quan trọng của nước này tại Trung Đông gây thiệt hại nặng, đồng thời có thể phát động các chiến dịch gây rối loạn trên mạng xã hội.

Và liên tiếp những cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Mỹ tại Iraq kể từ khi ông Soleimani bị ám sát được coi là một phần trong kế hoạch báo thù của Tehran nhằm vào Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật